Canada và ASEAN tăng cường hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu

Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và đẩy nhanh triển khai các chương trình tín chỉ các-bon tại Ðông Nam Á giữa Canada và ASEAN được đánh giá là bước tiến quan trọng trong nỗ lực chung giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận cũng khẳng định những nỗ lực của Ottawa trong thực thi chiến lược Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương.

Mối quan hệ đồng minh chiến lược

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ. Ðây là dịp để hai bên thúc đẩy hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố quan hệ đồng minh, vốn được coi là nền tảng cho hòa bình và ổn định ở Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh cả Mỹ và Nhật Bản đều đang đối phó những thách thức ở khu vực và trên thế giới.

Nâng tầm chiến lược 'Hướng Đông'

Dịp 10 năm Ấn Độ triển khai Chính sách hành động hướng Đông (2014-2024), chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar tới 3 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Singapore, Philippines và Malaysia từ ngày 23-27/3 tái khẳng định mối quan tâm của New Delhi đối với khu vực, đồng thời tiếp tục nâng quan hệ của Ấn Độ với mỗi đối tác ở Đông Nam Á nói riêng và với ASEAN nói chung lên tầm cao mới.

Nỗ lực 'hướng Đông' của Ấn Độ

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Ðộ S.Jaishankar vừa có chuyến công du ba nước Ðông Nam Á là Singapore, Philippines và Malaysia. Chuyến thăm phản ánh sự coi trọng của Ấn Ðộ đối với ASEAN, góp phần xây dựng mối quan hệ khăng khít hơn giữa Ấn Ðộ với khu vực phát triển năng động này và cụ thể hóa chính sách 'Hành động hướng Ðông' mà New Delhi lâu nay theo đuổi.

Mỹ tiếp tục khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang có chuyến công du đến các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm khẳng định một lần nữa cam kết của Mỹ đối với các đối tác và đồng minh trong khu vực.

Mỹ khẳng định cam kết với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang thực hiện hàng loạt chuyến thăm đến các nước Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương nhằm tiếp tục khẳng định cam kết của Mỹ với các đối tác và đồng minh trong khu vực. Có vị thế quan trọng về địa chính trị và kinh tế, khu vực Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Washington.

Củng cố quan hệ đối tác Mỹ-EU

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU), với lịch trình hoạt động bận rộn, đã khép lại. Trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều thách thức và khủng hoảng địa chính trị, cuộc gặp cấp cao lần này đặt mục tiêu củng cố quan hệ đối tác xuyên Ðại Tây Dương, đối phó các cuộc khủng hoảng và thống nhất lập trường trong giải quyết các vấn đề nóng toàn cầu.

Nhiều kết quả ấn tượng trên đất nước vạn đảo tươi đẹp

Ba ngày qua với lịch trình làm việc bận rộn tại thủ đô Jakarta tươi đẹp của Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ với các nhà lãnh đạo Indonesia trong các cuộc hội đàm, gặp gỡ chính thức và tại hai diễn đàn quan trọng càng khẳng định những tiềm năng, cơ hội mới để hai bên cùng quyết tâm củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ Ðối tác chiến lược và góp phần quan trọng thúc đẩy nâng tầm quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Thúc đẩy tự do hóa thương mại

Sau gần hai năm đàm phán, Anh đã đạt thỏa thuận về nguyên tắc để gia nhập Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày 31/3 và chính thức gia nhập khối ngày 16/7 vừa qua tại Auckland (New Zealand). Sự kiện này đưa Vương quốc Anh trở thành thành viên mới đầu tiên kể từ khi khối thành lập năm 2018, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mới cho tự do hóa thương mại toàn cầu.

Giai đoạn mới trong quan hệ chiến lược Pháp-Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi thăm Pháp trong hai ngày 13 và 14/7, trong bối cảnh Ấn Ðộ và Pháp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ, sự hiện diện của Thủ tướng Modi và các lực lượng Ấn Ðộ tham gia cuộc duyệt binh nhân Ngày Quốc khánh Pháp (14/7) đánh dấu một giai đoạn mới trong mối quan hệ chiến lược Pháp-Ấn Ðộ.

EU và Nhật Bản tăng cường đối thoại

Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã nhất trí thiết lập cơ chế Ðối thoại chiến lược EU-Nhật Bản với mục tiêu phối hợp ứng phó những thách thức đối với an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương.

Khai thác tiềm năng hợp tác EU-New Zealand

Sau nhiều năm đàm phán cam go, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và New Zealand vừa được ký kết, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này không chỉ là chìa khóa để khai thác tối đa tiềm năng hợp tác kinh tế, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại EU và New Zealand.

Hợp tác vì an ninh và thịnh vượng của khu vực

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan tại Indonesia, ngày 14/7, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Hội nghị cấp cao Ðông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ.

Động lực mới cho quan hệ Ấn Độ-Ai Cập

Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi vừa kết thúc chuyến công du Ai Cập lần đầu, cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Ðộ tới quốc gia Bắc Phi kể từ năm 1997. Lãnh đạo cấp cao hai nước cùng đánh giá đây là chuyến thăm lịch sử, khi hai bên thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược Ấn Ðộ-Ai Cập.

Đối thoại chiến lược Việt Nam-Anh

Tại London (Vương quốc Anh), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh Anne-Marie Trevelyan đã đồng chủ trì Ðối thoại chiến lược Việt Nam-Anh lần thứ 9.

Thượng đỉnh Mỹ-Anh-Australia cụ thể hóa liên minh quân sự AUKUS

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Australia sẽ gặp nhau vào ngày 13/3 tại San Diegonhằm cụ thể hóa kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân cho Australia. Đây được đánh giá là một bước ngoặt trong hợp tác quân sự giữa 3 nước gần 2 năm sau khi liên minh AUKUS ra đồi năm 2021.