Sóc Trăng: Đề xuất làm nhiều hồ chứa nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất

Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn... ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương ven biển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông (NN-PTNT) tỉnh Sóc Trăng đã đề xuất làm nhiều hồ chứa nước ngọt.

Sóc Trăng khắc phục sự cố sạt lở đê sông, vỡ mang cống ngăn mặn

Hiện nay đang ở cao điểm mùa khô, tỉnh Sóc Trăng đang rất khẩn trương triển khai các giải pháp để khắc phục nhanh sự cố sạt lở đê sông Nhu Gia, vỡ mang cống Tam Sóc thuộc xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú để bảo vệ cho hơn 11.000 ha đất nông nghiệp trước sự đe dọa bởi mặn xâm nhập.

Sóc Trăng: khuyến cáo nông dân tránh nôn nóng xuống giống vụ lúa Hè Thu

UBND tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tránh xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định; chỉ tổ chức canh tác khi đã có mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

Hạn mặn, nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân

Liên tục trong 5-6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hầu như không có mưa, nhất là những ngày tháng tư này nắng nóng liên tục không chỉ gây ảnh hưởng hạn mặn thiệt hại đến cây trồng vật nuôi, mà nắng nóng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân do thiếu nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng: Doanh nghiệp gặp nhau càng nhiều càng tốt

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng rất muốn đại diện các doanh nghiệp tham gia dùng cà phê, điểm tâm sáng để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, giúp địa phương ngày càng phát triển.

Sóc Trăng: Vận hành cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh vào cuối năm 2024

Cống âu thuyền Rạch Mọp có vốn đầu tư 550 tỷ đồng (thuộc dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sẽ đưa vào vận hành ngăn mặn vào cuối năm 2024.

Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề - Bài 2: Thủy lợi chưa… lợi

Hạ tầng thủy lợi được xem là giải pháp quan trọng, yếu tố cần thiết để ứng phó hiệu quả với thiên tai, khô hạn kéo dài, mặn xâm nhập, nước biển dâng. Thế nhưng, công tác đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa nước ngọt, đập, cống, đê bao ngăn mặn thời gian qua tại nhiều địa phương ở ĐBSCL còn nhiều bất cập, khó khăn, thiếu chặt chẽ..., dẫn đến hiệu quả mang lại không như ý.

Phòng chống hạn, mặn: Thích ứng 'thuận thiên'

Xâm nhập mặn đang diễn ra mạnh và cao hơn trung bình nhiều năm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng: Nỗ lực cứu hàng ngàn héc-ta lúa có nguy cơ chết khô do sản xuất 'cực đoan'

Tỉnh Sóc Trăng ghi nhận, từ đầu mùa khô 2024 đến nay, thiệt hại khoảng 1.000ha trong tổng số hơn 6.000ha lúa Đông Xuân muộn (vụ 3) do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn tại huyện Long Phú. Ngoài ra, gần 40.000ha lúa Đông Xuân muộn ở các huyện thị khác trong tỉnh cũng đang đứng trước nguy cơ chết khô.

Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề - Bài 1: Chưa thuận thiên, thiếu chủ động

Tính đến giữa tháng 3-2024, tại các tỉnh ĐBSCL đã có hơn 40.000ha đất sản xuất bị thiếu nước tưới, hơn 200.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, gần 400 vụ sụt lún, sạt lở đất… do ảnh hưởng của khô hạn. Theo dự báo của cơ quan khí tượng, mùa khô 2024 sẽ kéo dài đến hết tháng 5, thiệt hại sẽ không dừng lại.