'Cột mốc sống' ở Lâm trường 42 (Tiếp theo và hết)

Bẵng đi gần 20 năm, năm 2018 kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Lâm trường 42 (Đoàn 42 khi đó đã đổi tên thành Lâm trường 42, thuộc Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 327) tôi mới có dịp quay lại xã Hải Sơn (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Một khung cảnh rất lạ chào đón tôi. Đó là con đường nhựa rộng, phẳng lỳ từ Quốc lộ 18 vào đến tận Cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

'Cột mốc sống' ở Lâm trường 42

Đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới thường gọi cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ nơi đây là những 'cột mốc sống', điểm tựa để nhân dân tin tưởng dựa vào, đoàn kết cùng nhau bám đất, bám bản, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ biên giới quốc gia. Trung tá QNCN Nguyễn Quang Vinh công tác tại Lâm trường 42, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 327, Quân khu 3 là một trong những 'cột mốc sống' trên vùng biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Góp sức xây dựng kinh tế vùng biên

Qua 14 năm thực hiện Dự án 174/Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 327 (giai đoạn 1 từ năm 2010 đến 2020, giai đoạn 2 từ năm 2021 đến 2030), các trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) tại Lâm trường 42, Đoàn KT-QP 327, Quân khu 3 đã chung tay phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Qua đó góp phần tích cực giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh.