Trung Quốc: Các địa phương biến dữ liệu khổng lồ thành tài sản để giảm nợ

Các địa phương mắc nợ nhiều nhất của Trung Quốc đã áp dụng phương pháp mới để giảm bớt gánh nặng nợ nần: Biến các kho dữ liệu khổng lồ thành tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ.

Fitch Ratings hạ triển vọng Trung Quốc từ 'ổn định' xuống 'tiêu cực'

Cơ quan xếp hạng Fitch Ratings đã hạ triển vọng tín dụng của Trung Quốc từ mức 'ổn định' xuống 'tiêu cực', khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng trong quá trình chuyển đổi sang các mô hình tăng trưởng mới.

Giải tỏa 50 triệu căn nhà dư thừa, Trung Quốc cần ít nhất 5 năm

Doanh số yếu và lượng hàng tồn kho tăng mạnh, khiến Trung Quốc sẽ phải mất hơn 5 năm nữa để giải tỏa lượng nhà, căn hộ dư thừa. Khi nhu cầu nhà ở của Trung Quốc suy giảm do dân số giảm và mức sống tăng cao, thế giới cần phải chuẩn bị cho đợt bán tháo vật liệu xây dựng giá rẻ từ đại lục.

Từ chuyện thủ đô Bắc Kinh mua lại trái phiếu trước hạn 17 năm

Chính quyền thủ đô Bắc Kinh đang thử nghiệm chương trình mua lại trước thời hạn loại trái phiếu có mục đích đặc biệt để tiết kiệm lãi vay. Quyết định này giúp tiết kiệm được hơn 70% chi phí lãi vay thông qua việc thu hồi sớm loại trái phiếu này trong năm 2023, theo dự thảo ngân sách mới của thành phố.

Trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ở Trung Quốc tăng vọt trong năm 2024

Trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 tại Trung Quốc sẽ đạt 6.800 tỉ nhân dân tệ (945,53 tỉ đô la), tăng 20% so với năm trước. Điều này cũng đồng nghĩa là áp lực trả nợ của doanh nghiệp tư lẫn công ở nước này sẽ căng thẳng hơn trong bối cảnh kinh tế đang chững lại.

Zhongzhi và cuộc khủng hoảng shadow banking

Sự lớn lên nhanh chóng của các ngân hàng bóng mờ (shadow bankking) đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng diện rộng. Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra những biện pháp kiểm soát hậu quả của một hệ thống tín dụng ngoại bảng ngân hàng được thiết kế cẩu thả và quản lý lỏng lẻo.

Ngân hàng 'bóng mờ' bao phủ thị trường tài chính

Ngày 6-8-2023, Công ty xây dựng nhà Country Garden tuyên bố không thể thanh toán 22,5 triệu đô la Mỹ tiền lãi trái phiếu và chờ tái cơ cấu. Tuyên bố này đã tạo ra một sự lo ngại đối với những người mua các sản phẩm tài chính tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFI) – một tên gọi rộng rãi cho hệ thống ngân hàng bóng mờ (shadow banking) – tại Trung Quốc. Bởi lẽ, gần 10% tài sản của các shadow banking đang được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chưa kể các khoản cho vay khác đối với các sàn huy động vốn địa phương (LGFV) được dùng để tìm kiếm nguồn tài trợ cho các hoạt động đầu tư tại các tỉnh.

Nền kinh tế Trung Quốc 'sa lầy' trong cuộc khủng hoảng 4D

Nền kinh tế trị giá 17,67 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng 4D, bao gồm debt (nợ nần), deflation (giảm phát), de-risking (giảm thiểu rủi ro) và demographics (nhân khẩu học).

Khi Trung Quốc khuyến khích người dân 'bán nhà cũ, mua nhà mới'

Các chính quyền địa phương Trung Quốc dù đã rất nỗ lực, nhưng vẫn chưa thể thu về các kết quả khả quan từ chính sách 'old for new'(cũ đổi mới).

Thuế thu phân cấp và quan hệ trung ương – địa phương tại Trung Quốc

Vào cuối tháng 10-2023, Trung Quốc đã bất ngờ phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt (STB) với quy mô 1.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 141 tỉ đô la Mỹ. Đây mới chỉ là lần thứ tư Trung Quốc phải phát hành loại trái phiếu này kể từ năm 1978 – một chỉ dấu cho thấy trung ương đã chấp nhận vượt qua lằn ranh đỏ thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP để hỗ trợ cho các chính quyền địa phương đang chật vật xoay xở trong vòng xoáy thâm hụt ngân sách và áp lực trả nợ ngày càng lớn. Điều gì khiến chính quyền địa phương ở Trung Quốc liên tục phải tìm cách vay nợ ngoại bảng và năng lực trả nợ mỏng đến vậy?

S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới

Theo S&P Global, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, động lực tăng trưởng chính ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ chuyển từ Trung Quốc sang khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Nỗ lực cứu nền kinh tế Trung Quốc khó khăn vì doanh thu thuế giảm

Doanh thu thuế giảm và nợ địa phương tăng cao khiến các chuyên gia băn khoăn về số tiền để kích thích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Doanh thu thuế giảm

Tăng chi tiêu ngân sách, Trung Quốc kỳ vọng kinh tế vực dậy

Doanh thu thuế giảm và nợ địa phương cao kỷ lục gây ra những nghi ngờ về sức mạnh ngân sách thực sự của Bắc Kinh…

IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc lên 5,4%

Ngày 7/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 của Trung Quốc lên 5,4% từ mức 5%, do sự phục hồi mạnh mẽ của nước này hậu Covid-19.