'Tròng trành' và 'Chòng chành'

Độc giả Ngô Mai Hương (Thanh Hóa) hỏi: 'Trong một chương trình giải trí về tiếng Việt trên truyền hình, ban tổ chức yêu cầu lựa chọn giữa hai cách viết 'tròng trành' hay 'chòng chành', người chơi trả lời là 'chòng chành' nhưng không được chấp nhận và đáp án chương trình đưa ra là 'tròng trành'.

Lại nói về câu 'Mèo tha miếng thịt xôn xao...'

Độc giả: 'Trong sách 'Từ điển thành ngữ tục ngữ - ca dao Việt Nam' (Việt Chương - NXB Đồng Nai - 1998) xếp hai câu 'Mèo tha miếng thịt xôn xao/Kễnh tha con lợn thì nào thấy chi' vào thể loại 'ca dao'. Sau khi chú giải: 'Kễnh: chỉ con cọp', tác giả sách này giải thích:

Mưa không qua ngọ, gió chẳng qua mùi

Tục ngữ Việt có câu Mưa không qua ngọ, gió chẳng đến mùi. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS.NL) đưa ra dị bản 'mưa không qua ngọ, gió không qua mùi' và giải thích: 'Đây là kinh nghiệm của Nhân dân trong các trận bão, nhưng không hoàn toàn đúng', đồng thời chú giải 'Giờ ngọ và giờ mùi là vào buổi trưa'.

'Chết đứng' trong 'Cây ngay không sợ chết đứng' nghĩa là gì?

Một số cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê - Vietlex); Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên); Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (nhóm Vũ Dung), đều giải thích nghĩa bóng câu Cây ngay không sợ chết đứng là: ví người ngay thẳng, trung thực thì không có gì phải sợ sự gièm pha, vu khống, trù dập.

'Cật' trong 'Bụng đói cật rét' nghĩa là gì?

Bụng đói thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng cật trong cật rét là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của cật trong các bản trái nghĩa No cơm, ấm cật, Ấm cật, no lòng. Sau đây, xin giới thiệu và tạm chia thành ba cách hiểu về cật:

Thưởng thức nhạc cổ điển qua song tấu Maxime Zecchini & Chương Vũ

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, song tấu piano & violon Chương Vũ - Maxime Zecchini sẽ có chuyến lưu diễn tại một số thành phố ở Việt Nam gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế...

'Chiều như chiều vong' nghĩa là gì?

Tìm kiếm trên Google, chúng ta bắt gặp nhiều tít bài vận dụng câu thành ngữ như: 'Chuyện ngược đời: Chủ nhà chiều osin như 'chiều vong' (giaoduc.net.vn); 'Chiều nhân viên như chiều vong mà cũng không xong', 'Mang thai hộ: Chiều như chiều vong' (antg.cand.vn) ...

'ĐẦU' trong 'CÁ ĐẦU CAU CUỐI' nghĩa là gì?

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào) giải thích: 'cá đầu cau cuối (cá đầu: con cá đầu đàn; cau cuối: cau cuối buồng). Một kinh nghiệm chọn thức ăn: Cá đầu đàn to, cau cuối buồng non mềm, ăn ngon'.

Câu chuyện 'núc nác' và 'vàng tâm'

Độc giả NHT (Thanh Hóa): Tôi có đọc được một cách giải thích câu ca 'Vào rừng chẳng biết lối ra//Thấy cây núc nác tưởng là vàng tâm' là: vàng tâm là cây quý, còn núc nác là cây bỏ đi; ýmuốn nói lên sự thất vọng về một thứ gì đó. Tưởng là nó tốt nhưng buồn thay, đó là thứ rất tầm thường!' Tác giả bài viết khuyên: nếu không làm được cây vàng tâm thì đừng làm cây núc nác.

'Bát nước giải bằng vại thuốc' có thật thế không?

'Nước giải' còn gọi là 'nước tiểu', là một loại nước 'do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện' (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, 2020). Loại nước thải này không chỉ có ở con người mà còn có ở nhiều loài động vật khác (như chó, mèo, lợn, trâu, bò…). Nhưng 'nước giải' trong câu tục ngữ 'Bát nước giải bằng vại thuốc' (hay 'Một bát nước giải bằng một vại thuốc') là chỉ 'sản phẩm của con người'.

'Cơm đèn' là gì?

'Cơm đèn' xưa giúp ta hình dung ra khung cảnh sống của nhà nông lam lũ. Họ thậm chí có khi chẳng có đèn để thắp, phải ăn cơm dưới ánh trăng đạm bạc. Còn phụ nữ, luôn luôn là người phải chịu đựng nhiều gian nan, vất vả nhất.