Chuyện phát triển giáo dục ở vùng giải phóng thời kháng chiến chống Mỹ

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những nhà giáo từ miền Bắc vào đã sát cánh cùng đồng nghiệp từ đồng bằng duyên hải lên và các giáo viên trưởng thành trong chiến đấu tại Gia Lai tập hợp thành đội ngũ nhà giáo kháng chiến.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III: Sức sống cội nguồn

Bề dày văn hóa là cội nguồn sức mạnh của mỗi dân tộc đang sinh sống trên cao nguyên Gia Lai hùng vĩ. Sức sống cội nguồn không ngừng được nuôi dưỡng, làm nên sự giàu có, đa sắc cho vùng đất.

Dân làng Kon Mah sửa chữa nhà rông truyền thống

Dân làng Kon Mah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang tiến hành sửa chữa nhà rông truyền thống do nhà cũ bị hư hỏng sau thời gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Kon Măh: Cộng đồng yêu thương, cố kết bền chặt

Giá trị văn hóa giàu có và độc đáo của cha ông đã được cộng đồng người Bahnar ở làng Kon Măh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) gìn giữ, tiếp nối và trường tồn với thời gian.

Nhà rông Bahnar vùng Đông Trường Sơn

Nghe tới nhà rông Tây Nguyên, người ta thường hình dung ngay đến những ngôi nhà sàn có bộ mái tranh nâu đượm màu thời gian, cao vút và nổi bật giữa trời xanh.

Báo quốc tế ngợi ca những ngôi nhà gỗ độc đáo của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Theo hãng CNN, khi nhắc đến nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Việt Nam, những bộ trang phục rực rỡ của người dân tộc thiểu số người Mông Hoa hay người Dao Đỏ ở miền Bắc Việt Nam thường thu hút chú ý của du khách trong và ngoài nước.

Gia Lai tập trung đầu tư phát triển ngành du lịch

Với tiềm năng thế mạnh về văn hóa, tài nguyên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, Gia Lai tập trung đầu tư vào ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Một lần về làng Groi

Đã gần 12 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên chuyến thăm làng Groi (xã Đak Smar, huyện Kbang) năm ấy. Đó là năm 2012, tôi đi cùng với một đồng nghiệp trẻ cùng cơ quan. Bấy giờ, xã Đak Smar có 1 thôn người Kinh và 3 làng Bahnar. Và trong 3 làng thì đã có 2 làng tái định cư sau khi nhường đất để xây dựng thủy điện Ka Nak là làng Groi và làng Cam.

Chợ phiên văn hóa: Nhìn từ góc độ du lịch

Trên thực tế, những chợ phiên mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đậm sắc thái vùng miền như: chợ nổi Cái Răng, chợ Âm Dương Bắc Ninh, chợ phiên Bắc Hà… luôn là những điểm đến của khách thập phương. Vì đến chợ nói chung, chợ phiên văn hóa nói riêng, ta sẽ cảm nhận được nhiều giá trị văn hóa của dân tộc, vùng miền…, từ trang phục đặc trưng, ẩm thực đặc trưng, các giá trị văn hóa độc đáo cùng cảnh sắc thiên nhiên riêng có.

Trở lại Đồng Mô

Sau gần 5 năm, tôi mới có dịp trở lại thăm Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Lần này, trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm giác thích thú trước cảnh sắc và những giá trị nơi đây đang sở hữu, đặc biệt là khi dừng chân tại khu các làng dân tộc.

Lễ Et kơ mai của đồng bào Bahnar

Với đồng bào dân tộc Bahnar ở Gia Lai, lễ Et kơ mai (cắt đứt duyên phận với người đã khuất) có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những trường hợp có vợ hoặc chồng chết đi, khi chưa làm lễ Et kơ mai mà đã có người 'ưng ý' để đi bước nữa thì sẽ bị con cái oán trách, cộng đồng lên án; họ hàng quay lưng, xem như người xa lạ.

Nâng cao vị thế cán bộ nữ

Tại Gia Lai, tỷ lệ nữ giới tham gia quản lý nhà nước tăng lên từng năm, trong đó có nhiều nữ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể và khối doanh nghiệp tỉnh. Đây là minh chứng cho nỗ lực của cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc dần xóa bỏ khoảng cách về giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong tình hình mới.

Qua miền rừng Kon Von

Tôi bắt đầu chuyến lãng du dưới chân dãy Trường Sơn huyền thoại trong tiết thu vừa chớm. Tháng 8, miền rừng sương giăng kín lối, rưng rưng tàng cây lá đỏ thao thiết phủ khắp núi đồi. Bên đường, mấy vạt lau trắng lao xao nối nhau, trải dài bất tận. Và, trong không gian khoáng đạt ấy, làng Kon Von 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) hiện ra bình yên đến lạ.

Nghe thác ghềnh kể chuyện suối sông

Tôi men theo những dòng sông, con suối trên miền cao nguyên và chọn thác ghềnh là điểm dừng chân sau bộn bề công việc để nghe thác ghềnh kể chuyện ngàn năm. Và, trong hành trình trên khắp nẻo non cao ấy, tôi như gặp lại mình cùng tuổi trẻ đã qua.

Bài học từ lá mì

Tôi có nhiều năm rong ruổi ở các làng Bahnar, Jrai. Nhờ đó, ăn cơm cùng lá mì với tôi là một sự bình thường. Vậy mà có một sự thật liên quan, cho đến mãi sau này, tôi mới biết.

Mơ Hra-Đáp trong trái tim già Hmưnh

Tôi vừa về xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) để thăm nghệ nhân Hmưnh. Làng Bahnar cũ nay đã được sáp nhập, thành làng mới Mơ Hra-Đáp nhưng tình người vẫn vẹn nguyên như trước.

Chuyện chiêng và làng Tây Nguyên

Giờ, cái làng vẫn luôn được coi là Kon Tum nhất ấy, nó thành một góc phố hết sức chật chội đông đúc và lộn xộn.

Chuyện lạ trên quê hương Anh hùng Núp

Một buổi trưa tháng 6, chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) theo lời hẹn với bà Đinh Thị Dép-cháu gái Anh hùng Núp. Không phải vì câu chuyện về ngôi làng Bahnar kiên cường đã đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc mà vì một gia đình đặc biệt từng trải qua nỗi đau hủ tục do có gen sinh đôi, sinh ba.

'Đầu tàu' phong trào phụ nữ ở cơ sở

Nhiều cán bộ phụ nữ cơ sở rất năng nổ, nhiệt tình và có nhiều sáng kiến trong hoạt động cũng như phong trào. Các chị đã góp vào vườn hoa 'ngàn việc tốt' bằng những việc làm, mô hình, phong trào thi đua triển khai hiệu quả ở cộng đồng.

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

'Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân'. Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Gia Lai xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số

Sáng 27-12, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo 'Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số' nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình mẫu về du lịch cộng đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình trong ký ức người thân

Nhiều năm nay, tôi thường trở lại Quy Nhơn (Bình Định) thăm gia đình 2 người con gái của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Trần Văn Bình (Đẳng), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai. Trong ngôi nhà bình yên ở phố Trần Độc, chúng tôi cùng nhau lật giở bao hồi ức đẹp đẽ về ông. Và, lần nào cũng vậy, mấy chị em lại lặng dừng trước những hình ảnh cuối cùng của đời ông. Đó là một tang lễ nồng ấm giữa vòng tay đồng đội, đồng bào nơi đại ngàn.

Một thời đổi hàng vùng sâu

Người Tây Nguyên xưa có thói quen trao đổi với cư dân trên khắp bán đảo Đông Dương những thứ mình sẵn có từ rừng để lấy về những thứ mình cần mà không có, không làm ra được.

Bảng lảng Kon Pne

Đoàn văn nghệ sĩ chúng tôi trong chuyến đi thực tế sáng tác đã đến với mảnh đất xa xôi Kon Pne của huyện Kbang (tỉnh Gia Lai). Chiều mùa hè nhưng đường vào nơi ấy thật mát mẻ. Hai bên đường mướt mải một màu xanh của cây rừng được tắm gội qua những cơn mưa đầu mùa đem đến cho mọi người cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Tâm hồn ai cũng phơi phới khi được hòa mình vào thiên nhiên.

Chuyện về một người ở lại sau Hiệp định Genève

Trong những cán bộ, đảng viên được Đảng giao nhiệm vụ ở lại miền Nam sau Hiệp định Genève năm 1954 có nhiều người từ đồng bằng miền Trung được phân công lên Gia Lai. Một trong số đó mang bí danh là Cận-Lãnh, là đảng viên, từng là trung đội trưởng trinh sát thuộc Trung đoàn 120 quân chủ lực Khu 5. Ông tên thật là Mai Xuân Cảnh.

Kon Ka Kinh vẫy gọi du khách

Sau quá trình chạy tour thử nghiệm, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã xây dựng các tuyến tham quan từ mức độ dễ đến khó để phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Bên cạnh đó, các đơn vị lữ hành trong tỉnh cũng khai thác các tour trekking đặc thù, kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa và ẩm thực truyền thống với lịch trình hấp dẫn.

Chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh

Đặt chân lên đỉnh Kon Ka Kinh-ngọn núi cao nhất cao nguyên Kon Hà Nừng luôn là khao khát của những người yêu thiên nhiên, thích chinh phục. Để chạm được vào 'nóc nhà Gia Lai', chúng tôi đã mất 10 giờ trekking giữa rừng già với nhiều cung bậc cảm xúc suốt cuộc hành trình.

Giữ mạch nguồn di sản

Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 vừa được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đây là đề án tổng thể với nhiều nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo vệ toàn vẹn không gian di sản văn hóa cồng chiêng.

Du lịch-đừng chỉ 'ăn xổi'

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu kinh nghiệm du lịch đến Tà Xùa, một điểm đến nổi tiếng ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, một bạn trẻ Pleiku mê 'phượt' hỏi cắc cớ khiến ai nấy ngẩn người ra: 'Các chị định đi du lịch đến Tà Xùa để làm gì?'.

Tết ở làng

Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, chúng tôi về làng. Đường về làng sạch sẽ, rực rỡ hoa cùng với cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Sắc xuân tươi mới không chỉ hiện hữu trên từng nếp nhà mà còn trong mỗi nụ cười của người già, trẻ nhỏ.

Không gian miền xuôi trong sử thi Bahnar

Trong sử thi Bahnar vùng Bắc Tây Nguyên, chúng ta đều thấy hình thái không gian 'miền xuôi' xuất hiện qua hoạt động của các nhân vật vượt ra ngoài phạm vi núi rừng rộng lớn, hùng vĩ hay buôn làng thân thuộc để đến với vùng đồng bằng bao la và biển cả mênh mông. Điều đó nói lên mối liên hệ giữa người miền xuôi và miền ngược trong quá khứ.

Đinh Vin 'truyền lửa' cồng chiêng

Với niềm đam mê nghệ thuật cồng chiêng, anh Đinh Vin (SN 1980, làng Pơ Bah Ktu, xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã tích cực truyền dạy cách đánh cồng chiêng, múa xoang cho thanh-thiếu niên để lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.

Không có cầu, người dân làng Bahnar liều mình kéo bè để sang sông

Hơn chục năm nay, kể từ khi thủy điện chặn dòng, hơn 60 hộ dân người Bahnar ở làng Hde, xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai buộc phải liều mình đánh cược với hiểm nguy, kết bè qua sông Đăk Rong.

Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ 1: Từ 'bóng đêm' đói nghèo, lạc hậu

Ngay khi ban hành, Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 'Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh' đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Sau hơn 3 năm thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, mô hình làng NTM ngày càng lan tỏa sâu rộng và trở thành điểm nhấn nổi bật của Gia Lai trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.Khi màn sương sớm còn lãng đãng, anh Siu Loal (làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) đã trở dậy, mở cửa chờ đón ánh nắng đầu ngày. Đứng trên nhà sàn hướng mắt ra phía con đường bê tông phẳng phiu, thẳng tắp, anh ngỡ mình vừa qua một giấc mơ. Anh thêm hiểu sâu sắc rằng, từ một chủ trương đúng đắn của Đảng, dân làng đã bước ra khỏi bóng tối biệt lập để đến với cuộc sống văn minh. Những ngôi làng biệt lậpTrước năm 2018, gia đình anh Loal và 13 hộ dân (khoảng 60 khẩu) sống biệt lập ở ngôi làng nhỏ trên đỉnh núi Cheng Leng. Tên làng cũng là tên núi. Đây là ngôi làng '5 không': không điện, đường, trường, trạm và người dân đều không có hộ khẩu. Suốt gần 3 thập kỷ, mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra vào ban ngày, bởi khi mặt trời xuống là cả dãy núi chìm trong bóng tối.

Nhà đầm Bahnar

Từ xa xưa, người Bahnar ở khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai thường đi làm rẫy rất xa, cách nhà hàng chục cây số đường rừng, việc đi lại trong thời vụ rất vất vả và mất nhiều thời gian. Để thuận tiện cho việc canh tác, người Bahnar đã hình thành một cách bán trú giữa rừng rẫy, đó là sống ở nhà đầm.

Đãi ngộ và tôn vinh nghệ nhân dân gian

Các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể là những người ưu tú của cộng đồng, góp phần làm cho các giá trị của di sản 'Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên' thăng hoa. Vinh danh và có chính sách đãi ngộ xứng đáng đội ngũ này là vấn đề căn cốt để phát huy kho tàng tri thức lớn lao ở họ, qua đó bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Khi sức người cộng hưởng

Không cam chịu khó khăn, chị em phụ nữ ở nhiều ngôi làng Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có cách giúp nhau thoát nghèo rất thực tế, sáng tạo và hiệu quả.

Người Bahnar lưu giữ báu vật của làng

Để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều làng Bahnar ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã lưu giữ những bộ chiêng quý và truyền dạy kiến thức về cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Lan tỏa phong trào khuyến học, khuyến tài ở Kbang

Hội Khuyến học huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đến nay, hoạt động khuyến học trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Kbang kết nối di sản để phát triển du lịch

Sở hữu 2 vùng không gian gồm di sản văn hóa (khu vực phía Nam) và di sản thiên nhiên (khu vực phía Bắc), huyện Kbang có điều kiện để hình thành những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo ở Đông Trường Sơn.

Nụ cười của A Biu

Khách gõ nhẹ vào dàn chiêng trước ngôi nhà của ông A Biu. Tiếng chiêng báo hiệu cho mọi người biết họ sắp bước vào thế giới văn hóa Bahnar được gìn giữ gần như nguyên bản ở làng Plei Klech (xã Ngọk Bay, thành phố Kon Tum).

Nơi ấy là Kon Mahar

Tôi chạm vào làng Kon Mahar (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) trong một buổi luênh loang gió cùng trận mưa rừng dài thăm thẳm ẩn hiện dưới đôi mắt nâu dìu vợi của một miền mơ tưởng xưa, trong tiếng chiêng ngân dài như đất trời.

Lễ hội Sơmă Kơcham của người Bahnar

Còn nhớ một lần, tôi về làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) gặp dịp dân làng chuẩn bị lễ hội Sơmă Kơcham. Già làng Đinh Pan đang tỉ mẩn hướng dẫn đám trai làng dựng đàn tế lễ… Đàn lễ thoạt trông đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ các chi tiết trang trí. Ông Đinh Pan nói rằng, phải là những đứa 'có con mắt, cái tay của Yàng cho' mới làm được việc này.

Những làng Bahnar trên hồ Ayun Hạ

Bây giờ, những ngôi làng Bahnar trên lòng hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã trở thành những làng chài, làng lúa xanh tươi. Một cuộc sống nguyên sơ giữa rừng xanh trời cao nước biếc mà bất cứ ai cũng mong muốn.

Về Đê Tul ngắm nhà rông chồng - vợ

Làng Đê Tul (xã Đắk Sơ Mei, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) ở trên một quả đồi lớn, nhìn lên là núi Chư Nâm cao nhất Gia Lai. Đây có lẽ là ngôi làng Bahnar duy nhất ở Tây Nguyên có đến 2 nhà rông và có đến 9... già làng.

Về làng Kuai

Sau vài câu xã giao, anh Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đưa tôi và nhóm thiện nguyện đến làng Kuai. Chỉ một đoạn đường chừng vài cây số, chúng tôi đã có mặt ở làng. Môch-chàng trai trẻ đã chờ sẵn ở sân lớp học của làng. 'Môch là Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn đấy anh ạ'-Chủ tịch UBND xã nói với tôi. Một chàng trai ở tuổi 32, người Bahnar, ở làng mà có chí phấn đấu như Môch là khá đặc biệt.

Nỗi buồn Đắk Bla

Đắk Bla là dòng sông mang nhiều câu chuyện huyền thoại ở đôi bờ. Nhưng tiếc thay, những năm gần đây, dòng sông đang 'lịm dần' giữa mùa nước cạn.

Đak Đoa: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch

Không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, Đak Đoa còn là vùng đất mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Hiện tại, huyện đang kêu gọi đầu tư hạ tầng du lịch nhằm phát triển 'ngành công nghiệp không khói'.

Kích cầu du lịch bằng những tour tuyến hấp dẫn

Hưởng ứng chương trình kích cầu 'Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam', Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng đã triển khai các giải pháp thực hiện kịch bản tăng trưởng du lịch năm 2020. Mục tiêu trọng tâm là giới thiệu, quảng bá Gia Lai là điểm đến an toàn, hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước thông qua các tour du lịch mới, đặc trưng để thu hút khách nội địa.