Chiến sỹ Điện Biên Hoàng Minh Cần

Dù đã ở tuổi 93, ông Hoàng Minh Cần (trong ảnh), dân tộc Cao Lan, cựu chiến binh thôn 17, xã Kim Phú (TP Tuyên Quang) vẫn nhớ như in những ký ức của 70 năm trước, khi tham gia Chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức người lính pháo cao xạ

Chiến dịch Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã lùi xa 7 thập kỷ, song với cựu chiến binh Đỗ Viết Tịch (sinh năm 1928, trú tại tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), những năm tháng hào hùng lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức.

70 năm ký ức không quên

70 năm trước, họ là những chàng trai, cô gái tuổi 18, đôi mươi với nụ cười rạng rỡ, vượt núi băng rừng với một niềm tin mãnh liệt: giải phóng Điện Biên Phủ. Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 90, nhưng nụ cười, giọng nói, khí chất của những chàng trai, cô gái năm nào vẫn cao vút.

Người chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Tròn 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhiều hoạt động tri ân chiến sĩ Điện Biên đã diễn ra trên khắp các địa phương trên cả nước. Tại buổi gặp mặt các chiến sĩ Điện Biên do tỉnh Thanh Hóa tổ chức, cựu chiến binh Nguyễn Văn Mỵ, năm nay đã bước sang tuổi 95 là người duy nhất của thị xã Bỉm Sơn còn sống về dự.

Điện Biên Phủ qua ký ức người lính quân y

Những ngày cuối tháng Tư, ngôi nhà của cựu chiến binh Nguyễn Hải Chính (đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình) luôn có nhiều đồng đội, người thân đến thăm hỏi, trò chuyện. Họ đến đây để lắng nghe những câu chuyện và cùng sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm về trước.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh trọn đời xứng danh Bộ đội Cụ Hồ

94 năm tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, ông Phạm Như Ý (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã cống hiến tuổi xuân của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, trọn đời xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.

Vợ chồng cựu chiến binh và những ký ức không thể nào quên

Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng ký ức về những năm tháng gian khổ mà hào hùng vẫn vẹn nguyên trong trái tim vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Văn Bình-Lê Thị Anh Đào hiện sinh sống tại nhà số 463 Phạm Văn Đồng (tổ 2, phường Đống Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Ký ức ngày thống nhất đất nước: Vỡ òa cảm xúc khi đứng trước biển!

'Cứ tới ngày 30/4... lại nhớ anh em mình ở La Gi quá', giọng ông Nguyễn Hữu Trí, cựu Bí thư Huyện ủy Tánh Linh nhiệm kỳ 2000 - 2005 vang lên trong điện thoại.

Người Cựu binh kể về giây phút trong ngày đại thắng ở Dinh Độc Lập

Dù 49 năm đã trôi qua, nhưng với cựu binh Nguyễn Đức Minh vẫn nhớ như in ngày 30/4/1975, ông cùng đồng đội tiến vào Sài Gòn, được chứng kiến lá cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Những ký ức còn sống mãi

Trong không khí cả nước tưng bừng Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi được gặp và nghe cựu chiến binh Trần Minh Huấn, tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.

Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo

Trở về quê hương sau chiến tranh, gác lại ký ức của một thời bom đạn, các cựu chiến binh vẫn luôn phát huy phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ', gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào thi đua ở địa phương.

Ký ức khó quên của những cựu chiến binh tham gia giải phóng miền Nam

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, ký ức về chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người lính những người trực tiếp tham gia trận chiến lịch sử này. Những hồi ức ấy luôn là minh chứng sống động, chân thực nhất về một thời lịch sử hào hùng, để thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ, tri ân.

Plei Me 'Một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều người dân cũng như các cựu chiến binh lại nhớ về Chiến thắng Plei Me-trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên.

Giữ 'mạch máu thông tin' cho chiến trường

Câu chuyện về những chiến sĩ thông tin trong kháng chiến chống Mỹ là một bức tranh đầy màu sắc. Dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng ở tuyến sau, họ vẫn âm thầm chiến đấu và có những người đã ngã xuống để giữ cho 'mạch máu thông tin' luôn thông suốt, phục vụ chỉ huy chiến dịch và hiệp đồng các lực lượng

Ký ức mùa Xuân lịch sử

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với trận mở màn Buôn Ma Thuột và Chiến dịch Tây Nguyên, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là chiến thắng vẻ vang nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc và có tác động lớn đến tình hình thế giới lúc bấy giờ. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng với những người lính trực tiếp làm nên giây phút lịch sử đó thì tất cả đều như mới vừa hôm qua.