Nghề thùi lùi ở Bình Thạnh

Chúng tôi cũng đã trở lại Bình Thạnh sau 1 thời gian về với núi rừng để tận hưởng những khoảnh khắc và trải nghiệm cùng thiên nhiên kỳ thú. Bình Thạnh vẫn thế, nắng vàng, biển xanh và sự vô tình của những cơn gió thổi qua.

Cá chết bất thường trên sông Vàm Cỏ Đông

Theo phản ánh của người dân xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, khoảng 3 ngày gần đây, đoạn sông Vàm Cỏ Đông từ bến Lò Than (thuộc ấp Bến Cừ) đến bến phà Ninh Điền – An Bình (ấp Gò Nổi, xã Ninh Điền) có tình trạng cá và một số loại thủy sản nổi đầu, đớp móng liên tục một cách bất thường. Một số nơi xuất hiện cá chết nổi trắng trên mặt nước khiến người dân hết sức lo lắng.

Lên đò theo đuổi sự học

Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.

Sông Bến Giá 20 năm chảy vào lòng ngoại

Mỗi lần về thăm ngoại, tôi đều ra thăm dòng sông Bến Giá - dòng sông đã chảy vào lòng ngoại ngót nghét hai mươi năm.

Về Ngọc Hiển bắt cá thòi lòi bằng bẩy xà di và thưởng thức món cá nướng lá sen

Khi con nước ròng sát, người bắt cá thòi lòi sẽ tìm miệng hang cá và đặt xà di vào. Có thòi lòi nằm trong hang, do vừa thở bằng mang vừa thở bằng phổi nên cá thòi lòi ở dưới nước không được lâu. Chúng phải chồi lên mặt nước để thở. Lợi dụng điều này người dân dùng xà di bắt cá.

Mưu sinh theo con nước

Từ Hậu Giang theo chồng về làm dâu xứ Cà Mau, ấy vậy mà ở vùng đất mới, chị Phạm Thị Bé Ba lại trở thành 'cao thủ' đục hàu, mò sò... với hơn 16 năm kinh nghiệm. Không riêng chị, mà đó cũng là công việc quen thuộc của vài chị em có hoàn cảnh khó khăn, ít hoặc không đất canh tác tại ấp Chánh Tài, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, nhiều năm qua.

Bên dòng Vàm Cỏ

Vàm Cỏ, con sông kể chuyện lịch sử, con sông hòa vào dòng chảy của văn hóa, thi ca và nghệ thuật. Sông đi qua vùng sinh thái đất ngập nước, vùng chuyên canh nông nghiệp cùng những làng nghề truyền thống của tỉnh Long An. Một dòng Vàm Cỏ nên thơ đang hòa mình vào 9 nhánh Cửu Long.

Đôi bàn chân của Mẹ

Cha mất sớm. Mẹ một mình nuôi 4 đứa con. Hồi thằng út còn nhỏ, mẹ phải cắp nó ra đồng chăn vịt. Có hôm nó ngủ, mẹ lấy cái khăn to choàng lấy nó địu sau lưng. Mẹ một tay vòng ra sau bợ thằng út cho bớt dằn khi lội ruộng, một tay mẹ cầm cây sào quơ qua quơ lại, lùa đàn vịt từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Gặp cánh đồng có nhiều lúa sót, đàn vịt bấu đầu xuống nhặt, mẹ tìm bóng cây ngồi trú nắng, lấy cái nón lá quạt sành sạch cho thằng út say giấc.

'Săn' đặc sản ở rừng

Ở Cà Mau, các khu rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của các loài nhuyễn thể như: vọp, chem chép, ốc len..., thức ăn của chúng chủ yếu là các loại tảo, chất mùn hữu cơ dưới tán rừng. Theo đó, nhiều người dân địa phương mưu sinh từ nghề khai thác nguồn lợi này, tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Ký ức về một dòng sông

Tôi sinh ra trên một làng quê bên dòng sông Nhật Lệ. Từ nhà tôi băng qua con đường cái quan và một cánh đồng nhỏ sẽ đến dòng sông.

Chiếc vó bên những dòng kênh

Ai đã từng sinh ra và trưởng thành ở miền sông nước Nam bộ, chắc hẳn sẽ có nhiều kỷ niệm với vùng đất đặc biệt này. Miền Tây quê tôi vốn dĩ được bồi đắp nhờ phù sa màu mỡ nên cây trái tốt tươi, tôm cá cũng theo đó mà xuất hiện chi chít theo từng con nước ròng. Việc bắt cá tôm có vô vàn các hình thức khác nhau, nhưng trẻ con có vẻ khoái nhất là 'món' đặt vó.

ĐBSCL: Một số nơi đã đóng cống ngăn mặn xâm nhập

Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ, hiện ranh mặn 4‰ đã xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 45-50km; sông Hậu khoảng 38-43km. Một số địa phương đã đóng các cống để ngăn nước mặn xâm nhập vào vùng sản xuất nông nghiệp.

Truyện ngắn Bên dòng sông Xuân

Tôi lớn lên qua từng mùa nước ròng nước lớn. Ghe là nhà, sông là quê hương, thương hồ là láng giềng hàng xóm...