1 Phó Trưởng khoa Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là ứng viên đạt xét công nhận PGS

TS.BS Đỗ Thị Thảo, Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y dược Cần Thơ là 1 trong những ứng viên PGS ngành Y học năm 2024.

Năm 2024, có 615 ứng viên đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, theo danh sách công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước vào ngày 4/11. Đây là kết quả xét tại phiên họp thứ II của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029, diễn ra vào ngày 2-3/11/2024 vừa qua. Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày, nếu không có đơn thư, phản ánh, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 (dự kiến là ngày 19/11).

Theo đó, có 71 ứng viên ngành Y học đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong đó, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Thảo đến từ Trường Đại học Y dược Cần Thơ đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư ngành Y học.

Theo bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2024, ứng viên đã tốt nghiệp đại học ngành Bác sĩ, chuyên ngành Nha khoa tại Trường Đại học Cần Thơ vào năm 2001.

Năm 2011, cô Đỗ Thị Thảo được cấp bằng thạc sĩ ngành Y học; chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại Đại học Y dược Hồ Chí Minh.

Năm 2019, cô Thảo được cấp bằng Tiến sĩ ngành Nha khoa, chuyên ngành Khoa học miệng tại Đại học Khon Kaen, Thái Lan.

Quá trình công tác của Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Thảo như sau:

Từ 01/2002 đến 12/2003: Cán bộ tập sự giảng dạy, Khoa Y Nha Dược, Đại học Cần Thơ.

Từ 12/2003 đến 09/2007: Giảng viên Khoa Răng Hàm Mặt, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Từ 09/2007 đến 12/2009: Giảng viên, Phó Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Đi học Thạc sĩ tại Đại học Y dược Thành Hồ Chí Minh

Từ 12/2009 đến 09/2013: Giảng viên, Phó Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Từ 09/2013 đến 08/2014: Giảng viên, Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Từ 08/2014 đến 08/2018: Giảng viên, Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, học nghiên cứu sinh tại Khon Kaen University, Thái Lan

Từ 08/2018 đến 01/2019: Giảng viên, Chánh văn phòng khoa Răng Hàm Mặt, Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Bác sĩ điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Từ 01/2019 đến 06/2020: Giảng viên, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Chánh văn phòng khoa Răng Hàm Mặt, Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Bác sĩ điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Từ 06/2020 đến 09/2023: Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Bác sĩ điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Từ 09/ 2023 đến nay: Giảng viên chính, Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trưởng liên bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Bác sĩ điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Ủy viên Đảng bộ cơ sở Răng Hàm Mặt.

Chức vụ hiện nay là Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt; Chức vụ cao nhất đã qua: Phó trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trưởng bộ môn Bệnh học miệng – Nha chu, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Tính đến thời điểm đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, tổng số năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo là 22 năm 5 tháng.

Trong nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo tập trung chủ yếu vào 3 hướng nghiên cứu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu các đặc điểm hình thái, chức năng của hệ thống nhai và bệnh lý u nang, viêm nhiễm vùng hàm mặt.

Thứ hai, nghiên cứu các ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng của nhân viên y tế, người dân và giảng dạy sinh viên.

Thứ ba, nghiên cứu các phương pháp điều trị và đánh giá kết quả trong các vấn đề ở răng, hàm mặt và ứng dụng laser trong điều trị nha khoa.

Trong quá trình nghiên cứu, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thảo đã hướng dẫn chính và bảo vệ thành công 5 luận văn thạc sĩ, bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành Răng Hàm Mặt

Ngoài ra, cô Thảo đã hoàn thành 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên. Công bố 43 bài báo khoa học, trong đó 04 bài báo khoa học là tác giả chính đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Một số bài báo khoa học đã công bố:

 Một số bài báo khoa học, báo cáo khoa học đã công bố của Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo. (Ảnh chụp màn hình).

Một số bài báo khoa học, báo cáo khoa học đã công bố của Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo. (Ảnh chụp màn hình).

Ngoài ra, cô Thảo cũng tham gia biên soạn 07 giáo trình để giảng dạy trình độ đại học và 01 giáo trình sau đại học, trong đó chủ biên 01 giáo trình thuộc học phần Bệnh học miệng – Nha chu sau đại học.

 Một số giáo trình phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên của cô Thảo trong quá trình công tác. (Ảnh chụp màn hình).

Một số giáo trình phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên của cô Thảo trong quá trình công tác. (Ảnh chụp màn hình).

Ngoài ra, cô Thảo cũng nhận được một số giải thưởng quốc tế cuộc thi chuyên ngành: Giải nhì báo cáo Poster presentation tại Hội nghị Hợp tác nha khoa quốc tế khu vực sông Mê Kông lần thứ 15 (the 15th International Dental Collaboration of the Mekong River Region (IDCMR2021) ở Indonesia (năm 2021); Giải Ba cuộc thi dự án nghiên cứu khoa học sinh viên tại Hội nghị Hiệp hội Giáo dục Nha khoa Đông Nam Á (The South East Asia Association for Dental EducationSEAADE) năm 2021 tại Indonesia; Giải Nhì cuộc thi Quest 2023, the graduate Dental Science Extravaganza tại The Coorg Institute of Dental Sciences, Ấn Độ (năm 2023).

Trong bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2024, Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo tự đánh giá đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học. Có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, yêu nghề và có tâm trong nghề nghiệp. Thực hiện tốt và kêu gọi các cá nhân chấp hành tốt các nội quy, quy định của Nhà trường, giữ gìn tư cách, đạo đức, tính tiên phong gương mẫu của người thầy giáo.

Đối với hoạt động giảng dạy, hàng năm, cá nhân đều hoàn thành giờ chuẩn giảng dạy theo quy định và vượt giờ theo vị trí chức danh. Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng tăng tính chủ động cho người học và gắn với thực tiễn, cập nhật kiến thức, kỹ thuật, phương pháp mới trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng thực tế lâm sàng tại bệnh viện để giảng dạy cho sinh viên.

Đồng thời, giảng dạy lớp đào tạo liên tục cấp chứng chỉ cấy ghép implant nha khoa, phẫu thuật hàm mặt, nha chu cho học viên. Tham gia nhiều hội đồng bảo vệ đề cương, hội đồng đánh giá luận văn sau đại học cho các học viên cao học, bác sĩ nội trú và chuyên khoa cấp 2 của Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín và biên soạn giáo trình, từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 6 năm 2024 (sau tiến sĩ): Đã công bố các công trình: 15 bài báo khoa học quốc tế, 23 công trình khoa học công bố trong nước; Đạt giải Nhì tại hội nghị khoa học các nước Tiểu vùng sông Mekong tại Indonesia; Đạt giải Ba tại Hội nghị SEADDE 2021 (Hiệp hội Giáo dục Nha khoa Đông Nam Á) tại Indonesia; Đạt giải Nhì báo cáo Poster tại The Graduate Dental Science Extravaganza 2023 – QUEST 7.0 diễn ra tại Virajipet, Ấn Độ.

3 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín mà Tiến sĩ Đỗ Thị Thảo là tác giả chính sau khi được công nhận Tiến sĩ:

Direct Restoration of Endodontically Treated Premolar by Glass Fiber Post and Fiberreinforced Composite (công bố tháng 6/2023).

Clinical and Pathological Features of Oral Cancer in a HighRisk Community in Vietnam. (công bố tháng 8/2023).

Clinical performance of computer-aided design/computeraided manufacture lithium disilicate ceramic endocrown restorations: A 2- year study. J Conserv Dent Endod. (công bố tháng 1/2024).

Xem chi tiết hồ sơ ứng viên tại đây.

Thanh Thúy

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/1-pho-truong-khoa-truong-dh-y-duoc-can-tho-la-ung-vien-dat-xet-cong-nhan-pgs-post247015.gd