10 cá thể cầy vằn con mới sinh tại VQG Cúc Phương: Loài cực quý!

Tại Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương, 10 cá thể cầy vằn con quý hiếm đã được sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt.

Đây là kết quả của quá trình ghép đôi từ cuối năm 2023 và được xem là một thành tựu lớn trong việc bảo tồn loài cầy vằn. Loài này là cầy vằn bắc, có tên khoa học là Chrotogale owstoni, rất quý hiếm và đang bị đe dọa nghiêm trọng do săn bắt và buôn bán trái phép.

Đây là kết quả của quá trình ghép đôi từ cuối năm 2023 và được xem là một thành tựu lớn trong việc bảo tồn loài cầy vằn. Loài này là cầy vằn bắc, có tên khoa học là Chrotogale owstoni, rất quý hiếm và đang bị đe dọa nghiêm trọng do săn bắt và buôn bán trái phép.

Để bảo tồn cầy vằn, từ năm 2019, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng Chiến lược bảo tồn Cầy vằn 2019-2029. Chiến lược này bao gồm mục tiêu xây dựng quần thể cầy vằn ngoại vi khỏe mạnh và chuẩn bị để tái thả chúng về tự nhiên. VQG Cúc Phương đã xây dựng một khu sinh sản bảo tồn rộng 1.3ha để hỗ trợ việc này.

Để bảo tồn cầy vằn, từ năm 2019, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng Chiến lược bảo tồn Cầy vằn 2019-2029. Chiến lược này bao gồm mục tiêu xây dựng quần thể cầy vằn ngoại vi khỏe mạnh và chuẩn bị để tái thả chúng về tự nhiên. VQG Cúc Phương đã xây dựng một khu sinh sản bảo tồn rộng 1.3ha để hỗ trợ việc này.

Thành công trong sinh sản cầy vằn đã chứng minh hiệu quả của khu sinh sản và sự chuyên nghiệp của đội ngũ bảo tồn. Các cá thể cầy vằn được giám sát liên tục và hạn chế tối đa sự tác động của con người để đảm bảo an toàn cho chúng. SVW đang nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn lực và hợp tác với các đơn vị trong nước để đa dạng hóa nguồn gen và bảo vệ cầy vằn khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Thành công trong sinh sản cầy vằn đã chứng minh hiệu quả của khu sinh sản và sự chuyên nghiệp của đội ngũ bảo tồn. Các cá thể cầy vằn được giám sát liên tục và hạn chế tối đa sự tác động của con người để đảm bảo an toàn cho chúng. SVW đang nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn lực và hợp tác với các đơn vị trong nước để đa dạng hóa nguồn gen và bảo vệ cầy vằn khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Cầy vằn bắc dài khoảng 57cm, mầu vàng nhạt hoặc xám bạc. Mặt có 3 sọc đen nhỏ kẹp giữa 2 sọc trắng chạy từ mũi đến đầu.

Cầy vằn bắc dài khoảng 57cm, mầu vàng nhạt hoặc xám bạc. Mặt có 3 sọc đen nhỏ kẹp giữa 2 sọc trắng chạy từ mũi đến đầu.

Đặc điểm nổi bật của cầy vằn bắc khác với cầy vằn nam là có nhiều đốm đen ở sườn và đùi (cầy vằn nam không có đốm).

Đặc điểm nổi bật của cầy vằn bắc khác với cầy vằn nam là có nhiều đốm đen ở sườn và đùi (cầy vằn nam không có đốm).

Thức ăn chủ yếu của cầy vằn bắc là giun đất, côn trùng, quả cây, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim, trong đó chúng đặc biệt thích ăn giun đất.

Thức ăn chủ yếu của cầy vằn bắc là giun đất, côn trùng, quả cây, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim, trong đó chúng đặc biệt thích ăn giun đất.

Cầy vằn bắc sống độc thân, hoạt động ban đêm, kiếm ăn ban đêm.

Cầy vằn bắc sống độc thân, hoạt động ban đêm, kiếm ăn ban đêm.

Mùa sinh sản của cầy vằn bắc từ tháng tháng 2 - 4; mỗi lứa đẻ 2 - 3 con; thời gian mang thai từ 60- 68 ngày.

Mùa sinh sản của cầy vằn bắc từ tháng tháng 2 - 4; mỗi lứa đẻ 2 - 3 con; thời gian mang thai từ 60- 68 ngày.

Trên thế giới, cầy vằn bắc phân bố ở Tây Nam Trung Quốc, Lào. Tại Việt Nam, cầy vằn bắc phân bố rộng các tỉnh miền núi trong nước như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Gia Lai, Lâm Đồng.

Trên thế giới, cầy vằn bắc phân bố ở Tây Nam Trung Quốc, Lào. Tại Việt Nam, cầy vằn bắc phân bố rộng các tỉnh miền núi trong nước như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Gia Lai, Lâm Đồng.

Mời quý độc giả xem thêm video: Chiêm ngưỡng những loài vật tưởng như chỉ có trong phim thần thoại.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/10-ca-the-cay-van-con-moi-sinh-tai-vqg-cuc-phuong-loai-cuc-quy-2002728.html