10 hiện tượng thiên nhiên ấn tượng không thể bỏ lỡ
Năm 2020 hứa hẹn nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú với mặt trăng. Nếu bỏ lỡ 'siêu trăng' đêm 7/4, bạn có thể bù lại bằng những hiện tượng sắp diễn ra trong nửa cuối năm nay.
1. Ngày 5 tháng 6 - Trăng Dâu tây “ngọt ngào”
Ảnh: BrightSide
Trăng tròn vào tháng 6 được coi là trăng tròn cuối cùng của mùa xuân được những người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là trăng dâu tây hoặc trăng mật, là tín hiệu của mùa thu hoạch dâu tây chín. Trăng vào thời điểm này ở châu Âu còn được gọi là mặt trăng hoa hồng.
2. 21 tháng 6 - Nhật thực hình khuyên
Ảnh: BrightSide
Năm nay, Mặt trăng và Mặt trời ở khoảng cách thích hợp để có thể xảy ra hiện tượng nhật thực hình khuyên. Hiện tượng này có thể được chiêm ngưỡng tại Châu Phi, Châu Á, Indonesia, Châu Âu và Micronesia. Chú ý bảo vệ mắt để tránh tổn thương khi chứng kiến hiện tượng này.
3. 14 tháng 7 - Sao Mộc ở vị trí xung đối
Ảnh: BrightSide
Sao Mộc ở vị trí xung đối là khi chạm tới phía đối diện của Mặt trời và Trái đất, lúc này sao Mộc sẽ ở gần Trái đất nhất. Bạn có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường hoặc kính viễn vọng.
4. 20 tháng 7 - Sao Thổ ở vị trí xung đối
Ảnh: BrightSide
Sau 6 ngày sao Mộc ở vị trí xung đối, sao Thổ sẽ thế chỗ. Lúc này, sao Thổ sẽ sáng nhất với góc nhìn từ Trái đất. Bạn thậm chí có thể chiêm ngưỡng vòng tròn quanh sao Thổ với kính viễn vọng.
5. 12 tháng 8 - Mưa sao băng Perseid
Ảnh: BrightSide
Perseid là một trong những trận mưa sao băng nổi tiếng, thường xảy ra vào những đêm tháng 8 ấm áp. Bạn có thể bắt gặp sự kiện này vào đêm 11 - rạng sáng 12 tháng 8 năm nay. Để có tầm nhìn tốt nhất, bạn hãy tìm một vị trí thoáng đãng, cách xa ánh đèn thành phố.
6. Ngày 13 tháng 10 - Sao Hỏa ở vị trí xung đối
Ảnh: BrightSide
Sao Hỏa sẽ nằm ở vị trí xung đối với chu kỳ 2 năm, tạo ra một cảnh tượng đáng chú ý. Vào tháng 10 năm nay, sao Hỏa sẽ đạt độ sáng cực đại khi nằm gần Trái đất nhất.
7. 13 tháng 12 - Mưa sao băng Geminid
Ảnh: BrightSide
Nếu bạn muốn đón cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm, đừng bỏ lỡ chòm sao Song Tử vào đêm 13 – rạng sáng 14 tháng 12.
8. 14 tháng 12 - Nhật thực toàn phần
Ảnh: BrightSide
Nhật thực toàn phần lần này có thể được nhìn thấy tại một số vùng của Nam Mỹ, Nam Cực và Châu Phi. Mặt trăng sẽ chặn tất cả ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời và “biến” ngày thành đêm trong phút chốc.
9. 21 tháng 12 - Sao Mộc gặp Sao Thổ
Ảnh: BrightSide
Vào cuối năm nay, Sao Mộc và Sao Thổ sẽ xích lại gần nhau nhất kể từ năm 1623, theo Space.com. Sự hội ngộ giữa Sao Thổ và Sao Mộc được gọi là sự kết hợp tuyệt vời. Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ sau 20 năm, nhưng lần này 2 ngôi sao ở vị trí gần nhau nhất. Với sự trợ giúp của kính thiên văn độ phân giải cao, bạn có thể chiêm ngưỡng cả hai hành tinh này.
10. Siêu trăng ngày 7 tháng 5
Ảnh: BrightSide
Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng tròn ở vị trí gần Trái đất nhất trong quỹ đạo. Vì quỹ đạo có hình elip. Siêu trăng lần này ở khá gần Trái đất nên sẽ sáng hơn 15% so với bình thường.
Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/10-hien-tuong-thien-nhien-an-tuong-khong-the-bo-lo-388889.html