10 năm trước Mỹ đã điều 3 tàu ngầm hạt nhân cảnh báo Trung Quốc

Vào tháng 7/2010, ba tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSGN) nổi lên gần như đồng thời ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đây được cho là sự cảnh báo của Mỹ về các vụ thử tên lửa của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.

Vũ khí của một chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo này có thể quét sạch nhiều thành phố và đây được coi là vũ khí mạnh nhất trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, nhưng hiếm khi xuất hiện. Ảnh: Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo USS Maine (SSBN 741) - Nguồn: Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Vũ khí của một chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo này có thể quét sạch nhiều thành phố và đây được coi là vũ khí mạnh nhất trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, nhưng hiếm khi xuất hiện. Ảnh: Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo USS Maine (SSBN 741) - Nguồn: Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Các cường quốc hạt nhân hiếm khi gây chiến với nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không sử dụng vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô thường xuyên sử dụng bộ ba vũ khí hạt nhân để răn đe lẫn nhau. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Triden II phóng từ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Các cường quốc hạt nhân hiếm khi gây chiến với nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không sử dụng vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô thường xuyên sử dụng bộ ba vũ khí hạt nhân để răn đe lẫn nhau. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Triden II phóng từ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Thật vậy răn đe quân sự là một phần không thể thiếu trong chiến lược mà Forrest Morgan, một nhà phân tích của RAND Corporation gọi là để “ổn định khủng hoảng”. Nói cách khác là “răn đe quân sự là cách tránh được chiến tranh mà vẫn không lùi bước”. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Florida (SSGN-728) - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Thật vậy răn đe quân sự là một phần không thể thiếu trong chiến lược mà Forrest Morgan, một nhà phân tích của RAND Corporation gọi là để “ổn định khủng hoảng”. Nói cách khác là “răn đe quân sự là cách tránh được chiến tranh mà vẫn không lùi bước”. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Florida (SSGN-728) - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Morgan viết trong một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, Không quân Mỹ cũng là một trong những lực lượng hiệu nhất để ổn định khủng hoảng. Với lực lượng không quân hùng hậu, có thể triển khai nhanh chóng, sẽ là công cụ răn đe hữu hiệu nhất. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan thường xuyên tại Đông Á - Nguồn: Wkipedia.

Morgan viết trong một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, Không quân Mỹ cũng là một trong những lực lượng hiệu nhất để ổn định khủng hoảng. Với lực lượng không quân hùng hậu, có thể triển khai nhanh chóng, sẽ là công cụ răn đe hữu hiệu nhất. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan thường xuyên tại Đông Á - Nguồn: Wkipedia.

Bên cạnh đó, tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ là phương tiện răn đe quả hơn, mặc dù chúng vô hình trong hầu hết thời gian, nhưng với số lượng vũ khí khổng lồ của chúng mang theo, có thể làm lạnh nhanh những cái đầu nóng. Ảnh: Tên lửa Tomahawk phóng từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ

Bên cạnh đó, tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ là phương tiện răn đe quả hơn, mặc dù chúng vô hình trong hầu hết thời gian, nhưng với số lượng vũ khí khổng lồ của chúng mang theo, có thể làm lạnh nhanh những cái đầu nóng. Ảnh: Tên lửa Tomahawk phóng từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ

Morgan viết: “Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có thể góp phần vào sự ổn định khủng hoảng, bởi khả năng răn đe mạnh mẽ của nó; tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ thực sự đã giúp ổn định cuộc khủng hoảng hồi năm 2010 là một ví dụng điển hình”. Ảnh: Một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Morgan viết: “Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có thể góp phần vào sự ổn định khủng hoảng, bởi khả năng răn đe mạnh mẽ của nó; tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ thực sự đã giúp ổn định cuộc khủng hoảng hồi năm 2010 là một ví dụng điển hình”. Ảnh: Một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Vào tháng 7/2010, ba tàu ngầm hạt nhân nổi lên gần như đồng thời ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đây được cho là sự cảnh báo của Mỹ về các vụ thử tên lửa của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Florida của Mỹ - Nguồn Hải quân Mỹ.

Vào tháng 7/2010, ba tàu ngầm hạt nhân nổi lên gần như đồng thời ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đây được cho là sự cảnh báo của Mỹ về các vụ thử tên lửa của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Florida của Mỹ - Nguồn Hải quân Mỹ.

Các vụ thử tên lửa lớn của Trung Quốc có khả năng gây bất ổn và khiêu khích; việc các tàu ngầm của Mỹ xuất hiện ngay sau các cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc, là tín hiệu “răn đe” của Mỹ, tránh để tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang. Ảnh: Tàu chiến của hải quân Trung Quốc phóng tên lửa trên Biển Đông - Nguồn: Sina

Các vụ thử tên lửa lớn của Trung Quốc có khả năng gây bất ổn và khiêu khích; việc các tàu ngầm của Mỹ xuất hiện ngay sau các cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc, là tín hiệu “răn đe” của Mỹ, tránh để tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang. Ảnh: Tàu chiến của hải quân Trung Quốc phóng tên lửa trên Biển Đông - Nguồn: Sina

Những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo là công cụ răn đe phù hợp, như thể Washington đang nói với Bắc Kinh, “Chắc chắn, bạn có thể làm chúng tôi ngạc nhiên với tên lửa của bạn, nhưng bạn cần phải biết rằng, chúng tôi có rất nhiều tên lửa và điều quan trọng là chúng không ở xa bạn”. Ảnh: Tàu ngầm phóng tên lửa từ dưới biển; Nguồn: Wkipedia.

Những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo là công cụ răn đe phù hợp, như thể Washington đang nói với Bắc Kinh, “Chắc chắn, bạn có thể làm chúng tôi ngạc nhiên với tên lửa của bạn, nhưng bạn cần phải biết rằng, chúng tôi có rất nhiều tên lửa và điều quan trọng là chúng không ở xa bạn”. Ảnh: Tàu ngầm phóng tên lửa từ dưới biển; Nguồn: Wkipedia.

Sự xuất hiện của tàu ngầm USS Michigan ở Pusan, Hàn Quốc; USS Ohio ở Vịnh Subic, Philippines và USS Florida ở tiền đồn chiến lược Diego Garcia tại Ấn Độ Dương, không chỉ phản ánh hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông Á, mà còn mang một thông điệp khác. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan thường xuyên tại Đông Á - Nguồn: Wkipedia.

Sự xuất hiện của tàu ngầm USS Michigan ở Pusan, Hàn Quốc; USS Ohio ở Vịnh Subic, Philippines và USS Florida ở tiền đồn chiến lược Diego Garcia tại Ấn Độ Dương, không chỉ phản ánh hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông Á, mà còn mang một thông điệp khác. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan thường xuyên tại Đông Á - Nguồn: Wkipedia.

Ba tàu ngầm hạt nhân này có thể mang theo 462 quả tên lửa hành trình Tomahawk, tăng thêm khoảng 60% sức mạnh tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk tiềm năng của toàn bộ Hạm đội 7 hiện có trụ sở tại Nhật Bản. Ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Ba tàu ngầm hạt nhân này có thể mang theo 462 quả tên lửa hành trình Tomahawk, tăng thêm khoảng 60% sức mạnh tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk tiềm năng của toàn bộ Hạm đội 7 hiện có trụ sở tại Nhật Bản. Ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Một tùy viên quân sự kỳ cựu của Mỹ ở châu Á, người giữ mối quan hệ chặt chẽ với cả quân đội Trung Quốc và Mỹ lưu ý rằng “460 quả tên lửa Tomahawk là hỏa lực tiềm năng khổng lồ, có khả năng kiềm chế bất kỳ cơn giận dữ nào”. Ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu ngầm USS Florida của Mỹ.

Một tùy viên quân sự kỳ cựu của Mỹ ở châu Á, người giữ mối quan hệ chặt chẽ với cả quân đội Trung Quốc và Mỹ lưu ý rằng “460 quả tên lửa Tomahawk là hỏa lực tiềm năng khổng lồ, có khả năng kiềm chế bất kỳ cơn giận dữ nào”. Ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu ngầm USS Florida của Mỹ.

Việc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đồng thời xuất hiện ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là tín hiệu cho thấy, Mỹ quyết tâm không chỉ duy trì lực lượng quân sự lớn ở khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương mà còn có khả năng răn đe mạnh mẽ - đó còn là thông điệp cho Bắc Kinh khi gia tăng các hoạt động quân sự, làm mất ổn định tại khu vực. Ảnh: Tàu ngầm hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Việc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đồng thời xuất hiện ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là tín hiệu cho thấy, Mỹ quyết tâm không chỉ duy trì lực lượng quân sự lớn ở khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương mà còn có khả năng răn đe mạnh mẽ - đó còn là thông điệp cho Bắc Kinh khi gia tăng các hoạt động quân sự, làm mất ổn định tại khu vực. Ảnh: Tàu ngầm hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Video Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/10-nam-truoc-my-da-dieu-3-tau-ngam-hat-nhan-canh-bao-trung-quoc-1426519.html