1001 thắc mắc: Cá nước mặn có sống được trong nước ngọt?

Trong môi trường tự nhiên, cá nước mặn sẽ tung tăng bơi lội. Thế nhưng nếu bắt cá thả vào nước ngọt thì chúng có sống được không.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số loài cá có thể sống ở cả nước mặn và nước ngọt. Chúng được gọi chung là nhóm cá rộng muối (euryhaline fish). Tuy nhiên, hầu hết các loài cá chỉ có thể sống một trong hai môi trường (nước mặn hoặc nước ngọt), phụ thuộc vào khả năng chịu mặn của cơ thể.

Theo bảng phân loại sinh vật học NBII của Mỹ, nhóm cá rộng muối là những loài có khả năng thích nghi rất cao. Chúng có thể chuyển cư qua lại giữa nước mặn như ở biển và nước ngọt như ao, hồ, sông suối nhất định.

Nhóm cá rộng muối được chia làm 2 loại chính: ngược sông để đẻ (cá biển) và di cư ra biển để đẻ (cá sông). Loại đầu tiên là cá được sinh ra trong nước ngọt nhưng trải qua phần lớn cuộc đời ngoài biển và chỉ quay lại nước ngọt để sinh sản. Phân nhóm này bao gồm cá hồi, cá trích, cá tầm, cá ốt-me và cá vược.

Ngược lại, loại thứ hai thường sống ở các vùng nước ngọt và chỉ di cư vào nước mặn để đẻ con. Loài cá chình Bắc Mỹ thuộc phân nhóm này, theo Cục hải sản và ngư nghiệp Mỹ.

Khác với nhóm cá rộng muối, phần lớn các loài cá chỉ có thể chịu đựng được sự dao động nhỏ về độ mặn và vô cùng nhạy cảm đối với bất kỳ thay đổi nào về nồng độ muối trong môi trường sống của chúng. Những loài này được gọi chung là cá hẹp muối (stenohaline fish). Cá vàng thuộc nhóm này và chỉ có thể sống trong môi trường nước ngọt. Ngược lại, cá ngừ - cũng là thành viên nhóm cá hẹp muối, nhưng chỉ có thể tồn tại trong nước mặn.

Trong thực tế, cá nước ngọt sẽ thường không có khả năng sống sót nếu nồng độ muối trong môi trường sống tăng lên hơn 0,05%, theo bảng NBII.

Khi chuyển cư, ngay cả các loài cá thuộc nhóm rộng muối cũng cần thời gian để cơ thể thích nghi với nồng độ muối khác lạ so với môi trường sống quen thuộc của chúng. Bằng cách kết hợp các nồng độ muối của các môi trường sống với từng giai đoạn sống khác nhau của chúng, cá rộng muối có thể cân bằng giữa nồng độ muốn trong cơ thể chúng với môi trường xung quanh.

Tại sao vẩy cá phát sáng?

Trong lớp da thật và trên dưới những cái vẩy có phân bố rất nhiều tế bào sắc tố và tế bào ánh sáng. Nhưng nếu chỉ có tế bào sắc tố thôi thì không thể làm con cá hiện ra với màu sắc sán lạn như vậy được.

Trong lớp da của cá, còn có một loại tế bào ánh sáng, trong các tế bào này có bao hàm chất phân chim, chất phân rùa là những tinh thể không màu hoặc màu trắng, chúng tích tụ ở trong tế bào.

Khi ánh sáng chiếu đến thân con cá, thông qua sự phản xạ và can thiệp của những tinh thể trong tế bào, ánh hiện lên trước mắt chúng ta liền trở thành ánh sáng lấp lánh như bạc. Cho nên vẩy cá sáng lấp lánh, chủ yếu nhờ tác dụng của các tế bào ánh sáng.

Loài cá biển 'tan chảy' khi được đưa lên mặt nước

Các nhà khoa học thuộc đại học Newcastle đã phát hiện được 3 loài cá nòng nọc mới sinh sống dưới biển sâu khắc nghiệt, nhưng sẽ "nhanh chóng tan chảy" nếu được đưa lên mặt nước.

Loại cá mềm này lần đầu tiên được phát hiện trong một cuộc thám hiểm quốc tế nhằm khám phá vùng biển sâu ở rãnh nứt Atacama, một trong những vùng có độ sâu lớn nhất của biển Thái Bình Dương, ở gần bờ biển Peru.

Các nhà nghiên cứu đã thả các máy quay đặc biệt xuống độ sâu khoảng 7.500m, nơi nhiệt độ chỉ cao hơn mức đóng băng một chút với áp suất lớn hơn nhiều so với mức mà con người có thể chịu đựng được.

“Cá nòng nọc (cá thuộc họ Liparidae) có một đặc tính đặc biệt cho phép chúng thích nghi với việc sống ở tầng nước rất sâu. Vượt ra ngoài phạm vi của các loài cá khác, chúng không gặp phải các đối thủ cạnh tranh cũng như kẻ săn mồi.

Theo Châu Anh/Tiền phong

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/1001-thac-mac-ca-nuoc-man-co-song-duoc-trong-nuoc-ngot/20200417083517541