1001 thắc mắc: 'Cha đẻ của ngành truyền thanh' là ai?
Marchese Guglielmo Marconi (sinh 25/4/1874 – 20/7/1937) là một nhà phát minh người Italia, được coi là 'cha đẻ của ngành truyền thanh' .
Bắt đầu thử làm các thí nghiệm về truyền tin đi xa khi mới 20 tuổi
Ông sinh ngày 25/4/1874 tại Bologna, Italia trong gia đình có cha là một thương gia giàu có. Mẹ ông là nhạc sĩ theo đạo Tin lành. Khi mới sinh ra, Marconi có đôi tai to kì dị khiến người ta đã phải thốt lên "Đôi tai có thể nghe cả tiếng động của không khí". Không ngờ sau này, cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp truyền thanh.
Mẹ đã luyện cho ông trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, siêng đọc kinh thánh và chơi dương cầm nhưng sở thích của ông lại là khoa học. Nhờ quen biết, ông đã vào làm đánh máy ở bưu điện, ông quan tâm chính là về kĩ thuật truyền tin đi xa.
Những cuốn sách đầu tiên ông đọc là của nhà bác học Hecz về sóng điện từ và ông đã bắt đầu thử làm các thí nghiệm về truyền tin đi xa khi mới 20 tuổi.
Tháng 2 năm 1896, ông sang London và sau đó là làm ở một công ty viễn thông của Anh. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ đó.
Năm 1897, ông đã truyền đi được một tín hiệu xa 14 km. Nhờ những tín hiệu đó mà một tai nạn trên eo biển Manche. Sau những lỗ lực, thành công cũng đã đến thực sự với ông. Đó là vào ngày 12 tháng 12 năm 1901, ông làm thí nghiệm truyền xa với nhiều đường tín hiệu khiến nhiều người đã bị thuyết phục. Ông chứng minh sóng radio có thể phản hồi lại thành từng lớp trong khí quyển, giải thích tại sao sóng radio có thể truyền đi khắp thế giới.
Năm 1901, ông đã truyền đi tín hiệu không dây đầu tiên qua đại dương từ Poldhu, Cornwall - một hạt tại miền Tây Nam VQ Anh đến đồi Signal Hill tại St John's, Newfoundladn - giờ đây là một quần đảo thuộc sở hữu của Canada. Khoảng cách giữa 2 điểm thu và nhận vào khoảng 3500 km.
Đạt giải Nobel vật lý
Năm 1909, Marconi và Karl Fedinand Braun cùng nhận được giải Nobel vật lý về những "đóng góp dáng ghi nhận vào sự phát triển của công nghệ truyền tin không dây."
Khi mới 27 tuổi, ông đã trở thành công dân danh dự của Rome.
Nhờ có sóng vô tuyến điện mà rất nhiều hành khách trong vụ đắm tàu Titanic đã được cứu sống vào năm 1912.
Năm 1930, ông chế tạo thành công máy tiếp nhận sóng vô tuyến điện phản chiếu, làm cơ sở nghiên cứu chế tạo Radar sau này.
Năm 1937, ông qua đời. Nhật báo Times của Anh đã đánh giá: “Khi các sử gia tương lai nghiên cứu về giai đoạn đầu thế kỷ 20, có lẽ họ sẽ coi Marconi như là nhà thông thái lớn lao nhất thế kỷ và sẽ cho rằng đáng lấy tên ông để đặt tên cho thế kỷ này”.
Về cuối đời, Marconi là người ủng hộ chủ nghĩa Phát xít Ý và là người biện hộ cho lý thuyết của họ.
Ngoài trường hợp của Marconi, hai người đương thời với ông là Nikola Tesla và Nathan Stufflefield cũng nhận được bằng sáng chế cho máy phát sóng vô tuyến tại Mỹ.
Giai đoạn phát triển hoàn thiện
Những mẩu tin được truyền đi bằng sóng radio cũng tương tự như như các tín hiệu dài-ngắn (mã Morse). Trong thời điểm ban đầu, máy phát tín hiệu được gọi là "spark-gap machines". Nó được phát triển để hướng dẫn các con tàu trong lúc cập bến hoặc để giữ liên lạc giữa những con tàu với nhau. Đó là cách truyền tín hiệu giữa 2 điểm nhưng đó không phải là chiếc máy radio mà chúng ta nhìn thấy như hiện nay.
Phương pháp truyền tín hiệu không dây bằng sóng radio đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong việc cứu hộ cứu nạn khi xảy ra thiên tai. Các thiết bị truyền tín hiệu không dây này được lắp đặt trên một số tàu biển.
Trong năm 1899, Hải quân Hoa Kỳ đã thành lập một mạng lưới liên lạc không dây giữa những tàu hải đăng ngoài khơi đảo Fire bang New York. 2 năm sau, Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức áp dụng hệ thống liên lạc không dây bằng sóng radio này trong quân đội, sử dụng song song với các hình thức truyền tín hiệu bằng hình ảnh và liên lạc bằng chim bồ câu.
Năm 1901, dịch vụ gửi điện báo bằng sóng radio đã được thiết lập giữa 5 hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii. Vào năm 1903, trạm phát Marconi được đặt tại Wellfleet, Massachusetts đã gởi một thông điệp chào mừng của tổng thống Theodore Roosevelt đến với vua King Edward VII của Anh.
Năm 1905, các báo cáo về trận hải chiến tại cảng Arthur trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật đã được truyền đi bằng phương pháp điện báo không dây, và vào năm 1906, cục dự báo thời tiết Mỹ đã áp dụng phương pháp này để cải thiện tốc độ truyền thông tin dự báo thời tiết.