1001 thắc mắc: CIA định đánh cắp dữ liệu tên lửa ở Việt Nam như thế nào?
Tên lửa SAM-2 hạ gục 788 máy bay Mỹ trong đó có pháo đài bay B52, trở thành nỗi khiếp đảm của lực lượng không quân Mỹ. CIA đã làm cách gì để tìm cách đánh cắp bí mật về hệ thống tên lửa SAM-2 ở Việt Nam?
SAM-2, nỗi khiếp sợ của không quân Mỹ
SAM-2 là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Surface - To Air Missile Type 2” (Tên lửa đất đối không kiểu 2) do phương Tây đặt cho một loại tên lửa của Liên Xô, mang tên Đvi-na (tên của một dòng sông Nga), ký hiệu tiếng Nga: C-75.
Đầu đạn SAM-2 chứa 195 kg thuốc nổ TNT, khi cách mục tiêu 60 m, đầu đạn được kích thích tự nổ. Máy bay sẽ phải chịu đựng sóng xung kích rất mạnh, sức nóng hàng nghìn độ và bị chụp trong một “phễu” 12.000 mảnh đạn phóng ra.
Khả năng sống sót của máy bay trong tình huống bị SAM-2 tấn công chính xác gần như bằng 0. Năm 1960 loại tên lửa này (khi đó còn là SAM-1) đã bắn rơi máy bay do thám U-2 của Mỹ ở độ cao 20 km trên vùng trời tỉnh Svec-lop-xcơ.
Ở Việt Nam, ngày 26/7/1965, SAM-2 của trung đoàn H36 đã bắn rơi máy bay trinh sát không người lái BQM 34A của Mỹ ở độ cao 19 km trên bầu trời Hà Tây. Ngày 7-2-1966, tiểu đoàn 84, trung đoàn H38, cũng dùng SAM-2 bắn rơi một chiếc BQM 34A tại Hà Nội ở độ cao 20 km.
SAM-2 được trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam từ đầu năm 1965 và trở thành một trong những vũ khí chủ lực để bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác trước máy bay Mỹ.
Kể từ trận đầu xuất quân ngày 24/7/1965, trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc (1965 - 1968 và 1972), các đơn vị tên lửa SAM-2 đã đánh 3.542 trận (trong đó có 588 trận đánh đêm); phóng 5.885 quả đạn; bắn rơi 788 máy bay Mỹ, (366 chiếc rơi tại chỗ), trong đó có 43 máy bay B-52; trung bình 7,1 quả đạn diệt một máy bay.
Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, 14 tiểu đoàn tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng đã bắn rơi 27 máy bay B-52. Cho đến nay, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới đã sử dụng tên lửa SAM-2 để đánh thắng máy bay ném bom chiến lược B-52 của không lực Hoa Kỳ.
CIA tìm cách đánh cắp thông tin SAM-2
Ngày 13/2/1966, một máy bay không người lái tầm cao đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát tối mật trên vùng trời Việt Nam. Lực lượng phòng không của quân đội Việt Nam đã thu được hình ảnh của máy bay do thám U-2 khi nó xâm nhập không phận của Hà Nội. Ngay lập tức, một tên lửa dẫn đường SAM-2 do Liên Xô sản xuất được bắn thẳng vào chiếc U-2, biến nó thành đốm lửa và một đống sắt vụn, nhiệm vụ kết thúc.
Với tất cả những dữ liệu trên, quân đội Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đụng độ nhỏ này, nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Nhưng thực chất chiếc "SAM Sniffer" này được tạo ra là để hy sinh. Trong 200 mili giây ngắn ngủi trước khi bị bắn hạ, các thiết bị điện trên chiếc máy bay không người lái này, nếu đúng theo kế hoạch, sẽ ghi lại toàn bộ thông tin chi tiết về hệ thống ra-đa theo dõi, hệ thống dẫn đường, đầu đạn của tên lửa và truyền những thông tin đó đi trước khi quá muộn.
CIA đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho nhiệm vụ này trong suốt 3 năm với hy vọng có thể thu thông tin mà những máy bay có người lái không thể có được, chiến dịch có mật danh là United Effort. Trước đó, nhiều máy bay không người lái khác đã từng cố thu thập bí mật của SAM-2 nhưng đều không thành công.
Năm 1964, ngay khi Mỹ tham gia vào cuộc chiến, Việt Nam chỉ có 6 ra-đa và đến năm 1967, con số đã lên đến 500 ra-đa. Mỹ đã cố gắng để tìm ra những bí mật đằng sau tên lửa và hệ thống ra-đa dẫn đường mà quân đội Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên chúng được vận hành một cách thông minh và giảm thiểu tối đa khả năng lộ vị trí. Đôi lúc, ra-đa chỉ được bật lên khi có mục tiêu và cũng có lúc quân đội Việt Nam theo dõi mục tiêu bằng một ra-đa thuộc loại khác trước khi kích hoạt ra-đa thứ hai để dẫn đường cho tên lửa vào phút cuối. Khu vực bố trí ra-đa được ngụy trang và thường xuyên di chuyển khiến chúng khó bị tấn công hơn.
Trong chiến tranh Việt Nam, ngay từ năm 1960, quân đội Mỹ đã sử dụng các máy bay không người lái Firebee do công ty Teledyne-Ryan chế tạo để định vị các bệ phóng tên lửa đất đối không SAM-2. Trong suốt cuộc chiến tranh đó, Mỹ đã thực hiện khoảng 3500 phi vụ. Đó cũng là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng quy mô lớn trên chiến trường.
Kể từ đó trở đi, máy bay không người lái các kiểu khác nhau ngày càng xuất hiện nhiều trong tất cả các vùng xung đột và chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong các chiến dịch quân sự. Cùng với Hoa Kỳ, Israel là nước sử dụng máy bay không người lái nhiều nhất. Ngay từ 1973 họ đã sử dụng đến phương tiện này trong các chiến dịch quân sự tại khu vực Trung Đông.
Mỹ đã sử dụng một cách có hiệu quả máy bay không người lái nhiều nhất : Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, cuộc xung đột Nam Tư cũ, kéo dài đến 1999 và cuộc chiến tranh Irak lần 2 vào năm 2003. Giờ đây, máy bay không người lái đã trở thành thứ vũ khí ưa dùng của quân đội Mỹ. Một số loại còn được trang bị tên lửa và bom có laser dẫn đường. Quân đội Mỹ phối hợp với CIA đã đưa vào hoạt động thường xuyên tại Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia và nhiều vùng xung đột khác hàng trăm máy bay không người lái các loại.
Ngày nay, hầu hết quân đội các nước đều sử dụng thứ vũ khí lợi hại này và máy bay không người lái đang được dùng rất nhiều trong tất cả các vùng xung đột lớn ( Yemen, Syria, Afghanistan, Somalia, Libya, Gaza, Sahel hay Thượng Karabakh…). Tất cả quân đội các nước trên thế giới đều tìm kiếm trang bị các loại máy bay không người lái khác nhau, chủ yếu dùng trong trinh sát , nhưng chỉ có khoảng chục nước được tra bị ( Mỹ, Israel, Anh, Pháp, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga…)