1001 thắc mắc: Loại cây nào chứa 'nọc độc nhện' gây đau rát vô cùng?
Mọc ở rừng nhiệt đới phía Đông Australia, loại cây này chứa chất gây đau như nọc loài nhện độc khiến ai chạm vào sẽ có cảm giác như bị điện giật và đau rát đến cả tuần.
Cây tầm ma châm chích mang lại cơn đau dữ dội cho bất kỳ ai chạm vào nó. Các nhà khoa học đã xác định được vũ khí bí mật của loài cây này. Và cấu trúc của hóa chất gây đau này rất giống nọc độc của nhện. Người chạm vào cây tầm ma châm chích có thể đau vài ngày hoặc vài tuần.
Loại cây tầm ma châm chích mọc ở rừng nhiệt đới phía Đông Australia. Các lông nhỏ bao phủ lá, thân và quả của cây tầm ma châm chích. Các sợi lông được hình thành bởi silica - một chất tương tự trong thủy tinh. Chúng hoạt động giống như những chiếc kim siêu nhỏ dưới da.
Chỉ với một cái chạm nhẹ nhất, chúng sẽ tiêm nọc độc vào da. Đây được coi là biện pháp phòng thủ, chống lại động vật ăn cỏ của cây tầm ma châm chích. Tuy nhiên, một số động vật có thể nhai lá cây mà không gặp bất kỳ tác động xấu nào.
Các nhà khoa học đã xác định những hóa chất nào gây ra cơn đau. Họ loại bỏ hỗn hợp nọc độc khỏi lông. Sau đó, họ tách hỗn hợp thành các phần riêng lẻ. Để kiểm tra xem có hóa chất nào gây ra cơn đau hay không, sau đó họ tiêm một liều lượng thấp mỗi loại vào chân sau của một con chuột. Một trong những chất hóa học khiến chuột lắc và liếm chân của chúng trong khoảng một giờ. Họ phát hiện ra nó đại diện cho một họ protein mới. Những chất tạo ra cơn đau này giống với chất độc từ động vật có nọc độc.
Chất độc của cây tầm ma châm chích được tạo ra từ 36 loại axit amin. Axit amin là thành phần cấu tạo của protein. Chất độc của cây châm chích là các protein nhỏ gọi là peptit. Thứ tự cụ thể của các axit amin trong các peptit này chưa từng được thấy trước đây. Chúng có hình dạng giống với protein nọc độc của nhện và ốc sên.
Các peptit nhắm vào các lỗ nhỏ gọi là kênh natri. Những lỗ chân lông này nằm trong màng tế bào thần kinh. Chúng gây ra tín hiệu đau trong cơ thể. Khi được kích hoạt, các lỗ chân lông sẽ mở ra. Natri sẽ chảy vào tế bào thần kinh. Hiện tượng này sẽ gửi tín hiệu đau, truyền từ các đầu dây thần kinh trên da đến não.
Cây tầm ma (cây tầm chích) có nguồn gốc từ Bắc Âu và Bắc Á. Nó là loại cây thân thảo có lông mịn trên lá và thân chứa một chất hóa học. Hóa chất này gây kích ứng da và đau khi tiếp xúc với da. Do đó, có tên là “cây tầm chích”. Cây tầm chích chứa chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất hỗ trợ cơ thể; Cây tầm chích cũng được sử dụng để hỗ trợ cung cấp sữa, khiến nó trở thành một loại thảo mộc sức khỏe cho phụ nữ. Cây tầm chích sẽ châm chích vào da nếu chạm vào. Nhưng cây tầm chích được chế biến bằng cách sấy khô hoặc nấu chín sẽ không có vấn đề gì.
4 loài cây kịch độc
Manchineel-cây độc toàn thân
Manchineel thường sinh trưởng ở vùng biển Caribe hoặc phía nam Florida ở châu Mỹ. Chúng có hình dáng giống với cây táo và quả cũng giống trái táo xanh ở Việt Nam. Chúng được mệnh danh là loài cây nguy hiểm bậc nhất hành tinh. Nếu các loài cây khác chỉ độc ở vài bộ phận thì Manchineel chứa độc ở toàn thân, bao gồm một số chất kịch độc mà con người cũng chưa khám phá được. Đừng dại dột ăn nếu bạn không muốn có một “cái chết dữ dội” ngay sau miếng cắn đầu tiên. Nó có vị cay đắng gắt, khiến nạn nhân vị viêm và phồng rộp quanh miệng, nuốt xuống sẽ gây viêm loét dạ dày nghiêm trọng và cuối cùng là vật vã chết.
Tiếp đó, tuyệt đối không đứng gần loài cây này hoặc trú mưa dưới tán lá của nó. Nguyên nhân là hợp chất hữu cơ Phorbol trong nhựa rất dễ tan trong nước lại có khả năng kích ứng da mạnh. Nước mưa chảy từ lá rơi xuống trúng người sẽ khiến nạn nhân bỏng nặng. Bạn cũng không thể “hỏa thiêu” nó vì khói từ cây bốc lên cũng có độc nốt. Chỉ một lượng khói nhỏ cũng khiến đôi mắt bạn hỏng hoàn toàn.
Lớp vỏ và nhựa từ thân cây cũng có độc tố rất mạnh gây chết người. Trước kia, các thổ dân vùng Caribe từng dùng loại nhựa này bôi lên đầu mũi tên để săn bắn hoặc tấn công kẻ thù.
Tảo lục lam
Tảo lục lam là nguồn gốc của sự sống nhưng cũng là nguồn gốc của cái chết. 2 tỷ năm trước, sự xuất hiện của tảo lục lam đã tích lũy năng lượng Mặt trời qua quá trình quang hợp, giải phóng khí oxy và biến Trái đất trở thành một hành tinh có sự sống.
Nhưng đến khi tảo phát triển bùng nổ, nó sẽ gây ra hiện tượng “tảo nở hoa” (hay thủy triều đỏ) và một vùng biển mênh mông sẽ biến thành vùng nước chết. Tảo bung ra độc tố có nồng độ lớn và hấp thụ toàn bộ oxy trong vùng nước nó sinh trưởng, khiến sinh vật ở đây chết đồng loạt.
White Snakeroot
White Snakeroot hay còn gọi là cây bạch xà rễ, có hoa màu trắng rất đẹp. Tuy nhiên, loài hoa thanh khiết này lại chứa một chất kịch độc cực mạnh mang tên tremetol.
Các loài gia súc như cừu, dê và ngựa đều không dám bén mảng tới loài cây này vì sợ nhiễm độc. Còn bò sữa thì không kiêng nể gì, vô tư ăn để rồi toàn thân từ thịt đến sữa đều nhiễm độc. Sau khi nhiễm tremetol, con bò không chết nhưng chúng ta ăn con bò này sẽ chết.
Những nạn nhân uống sữa hay ăn thịt bò nhiễm độc sẽ rơi vào tình trạng đau bụng, nôn mửa dữ đội, hôn mê sâu và cuối cùng là chết. Những người ngộ độc sữa không thể cứu chữa được bởi y học hiện nay chưa tìm ra được loại thuốc giải độc này.
Cây ô đầu – sát thủ đoạt mạng 6 giờ
Cây ô đầu gây ra triệu chứng tương tự với bệnh Ebola nên nếu bác sĩ nhầm lẫn thì bệnh nhân chắc chắn sẽ chết. Bởi virus Ebola cần tới vài tháng để hạ gục một bệnh nhân còn cây ô đầu thì chỉ cần tối đa 6 giờ.
Cây độc thì thường rất đẹp và ô đầu là loại cây như vậy. Nó nở thành từng chùm hoa màu tím nổi bật và nếu bạn bẻ ra thì sẽ nhiễm độc ngay lập tức. Loài cây này tai hại tới mức độc tố đễ dàng thẩm thấu qua da ngay cả khi nạn nhân đeo tăng tay.
Cây ô đầu có tới 250 loài khác nhau và đều chứa kịch độc. Chúng thường sinh trưởng ở các vùng núi thuộc bán cầu Bắc nên bạn cần đề phòng nếu tới đây chơi.