1001 thắc mắc: Loài động vật nào có lực cắn kinh hoàng nhất thế giới?
Không phải hổ hay sư tử, vậy loài động vật nào sẽ giành 'ngôi vị quán quân' với chiếc hàm khỏe nhất?
Lực cắn kinh hoàng
Lực cắn tối đa mà con người có thể gây ra là 160psi (pounds/inch – đơn vị đo áp suất). Khi đó bạn sẽ cảm thấy hơi đau hoặc vùng da sẽ bị rách một chút. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, nếu bị một con vật cắn với lực mạnh hơn gấp 10 đến 20 thì sẽ thế nào? Chắc chắn là tổn thương mà nó gây ra sẽ không hề nhỏ.
Chúng ta đều biết sư tử được coi là “chúa tể của muôn loài”. Tuy nhiên, lực cắn của loài vật này lại kém xa những những con vật khác trong gia đình của "những chú mèo lớn". Người ta đo được lực cắn của sư tử chỉ khoảng 650psi. So với lực cắn của cá sấu sông Nile có thể lên tới 5000 psi thì sư tử hay các loài khác yếu hơn nhiều. Như vậy, có thể coi cá sấu sông Nile là loài có lực cắn mạnh nhất thế giới.
Chiếc hàm dài, siêu khỏe cùng những chiếc răng sắc nhọn khiến không một con mồi nào có thể thoát khỏi miệng của loài cá sấu này. Do đó, một con cá sấu sông Nile có thể hạ gục bất cứ con mồi nào trong tầm ngắm của nó.
Cá sấu sông Nile là loài bò sát lớn thứ 2 trên thế giới. Chúng thường sống ở các con sông, đầm lầy cận sa mạc Sahara, châu Phi. Một con cá sấu sông Nile trưởng thành có thể dài tới 20ft (hơn 6m) và nặng 1650lbs (khoảng 750kg). Chúng thường ăn cá, ngựa vằn, linh dương, chim và cả những xác thối của các loài động vật khác.
Cá sấu sông Nile- kẻ ăn thịt thượng hạng
Cá sấu có tới 24 loài khác nhau và mức độ nguy hiểm với con người cũng khác nhau, vậy trong số chúng loài nào là đáng sợ và nguy hiểm nhất?
Nếu để chọn ra loài cá sấu được tôn sùng nhất bởi con người thì cá sấu sông Nile chắc chắn đứng đầu, nhất là ở Ai Cập (thời cổ đại chúng còn được ướp xác và tôn thờ giống như thần thánh).
Cá sấu sông Nile là kẻ ăn thịt thượng hạng trong môi trường sống của mình (miền nam Sahara và quần đảo Madagascar) và nổi tiếng là loài ăn thịt người đáng sợ. Kích thước của con trưởng thành có thể đạt từ 5 đến 6 m chiều dài và cân nặng từ 225 đến 750 kg,
Theo thống kê của CrocBITE thì từ năm 1884 đến 2017 đã ghi nhận được 1.014 vụ cá sấu sông Nile tấn công và trong đó có tới 717 cái chết (tỉ lệ chết người là 0,7 cao hơn hẳn cá sấu nước mặn là 0,57).
Tuy số lượng người chết do cá sấu sông Nile gây ra không phải nhiều nhất nhưng chúng được đánh giá là nguy hiểm nhất bởi nếu như các loài khác thường tấn công con người với mục đích tự vệ thì cá sấu sông Nile dường như xem con người là con mồi của mình.
Những loài động vật có lực cắn kinh hoàng nhất thế giới
Cá sấu nước mặn - lực cắn 3694psi
Cá sấu nước mặn là loài có lực cắn mạnh nhất từng được đo. Miệng của chúng chứa 40 – 60 răng lớn. Tuy nhiên, sức mạnh lớn như vậy không đến từ những chiếc răng mà là cơ hàm của loài cá sấu này.
Cá sấu Mỹ - lực cắn: 2125psi
Với chiều dài 11,2ft (3,4m) và nặng 1000lbs (454kg), cá sấu Mỹ được coi là loài bò sát lớn nhất khu vực Bắc Mỹ. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở loài cá sấu này không phải ở kích thước của chúng mà là lực cắn. Với lực cắn lên tới 2125psi, cá sấu Mỹ có thể xé con mồi thành nhiều mảnh.
Báo đốm - lực cắn: 2000psi
So với những con mèo lớn khác thì báo đốm có chiếc hàm khỏe nhất. Lực cắn của báo đốm đo được là 2000psi, gấp đôi loài hổ.
Báo đốm là loài có thuộc tính sống đơn độc và luôn săn mồi một mình. Chúng được coi là “những tay thợ săn mạnh mẽ” khi danh sách con mồi của chúng bao gồm cả cá sấu và rùa.
Hà mã - lực cắn: 1825psi
Với lực cắn là 1825psi, hà mã được mệnh danh là loài động vật có chiếc hàm khỏe nhất so với các loài động vật có vú khác. Hà mã có những chiếc răng nanh và răng cửa rất lớn, tương ứng là 1,8ft (55cm) và 1,4ft (43cm). Để những chiếc răng của mình sắc hơn, hà mã thường mài chúng. Hà mã cũng dùng răng của mình để chiến đấu với các mối đe dọa bên ngoài.
Khỉ đột - lực cắn: 1300psi
Khỉ đột là loài lớn nhất trong tất cả các loài linh trưởng. Nó có thể cao tới 1,73m khi đứng thẳng và nặng khoảng 160kg. Tuy có thân hình to lớn nhưng khỉ đột lại khá hiền và nhút nhát. Chúng có bộ hàm rất khỏe và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn. Lực cắn đo được của khỉ đột là 1300psi.
Sư tử - lực cắn: 650psi
Chúng ta đều biết sư tử được coi là “chúa tể của muôn loài”. Tuy nhiên, lực cắn của loài vật này lại kém xa những những con vật khác trong gia đình của "những chú mèo lớn". Người ta đo được lực cắn của sư tử chỉ khoảng 650psi. So với báo hay hổ thì lực cắn này là khá yếu.
Hổ - lực cắn: 1050psi
Hổ Siberian được coi là loài mèo lớn nhất trên thế giới khi chúng nặng tới 933lbs (423kg). Lực cắn của loài hổ này là 1050psi, tức là mạnh gần gấp đôi sư tử.
Linh cẩu – lực cắn: 1100psi
Linh cẩu là một họ động vật thuộc bộ ăn thịt. Hầu hết thời gian nó đều tự kiếm ăn bằng cách săn mồi nên chiếc hàm của loài này rất khỏe. Lực cắn của linh cẩu đạt tới 1100psi, mạnh hơn cả sư tử và hổ.
Gấu xám Bắc Mỹ - lực cắn: 1200psi
Gấu xám là một phân loài của gấu nâu sống ở khu vực Bắc Mỹ. Thân hình của loài gấu này khá to lớn khi có chiều cao lên tới 7ft (khoảng 2,1m) và nặng 800lbs (hơn 360kg). Không chỉ mang thân hình to lớn, gấu xám còn có chiếc mũi rất nhạy, bộ móng vuốt dài cùng chiếc hàm chắc khỏe. Với lực cắn đạt tới 1200psi, một con gấu xám có thể cắn xuyên qua một chiếc chảo gang, thân cây dày và cả xương con mồi.
Khỉ đột - lực cắn: 1300psi
Khỉ đột là loài lớn nhất trong tất cả các loài linh trưởng. Nó có thể cao tới 1,73m khi đứng thẳng và nặng khoảng 160kg. Tuy có thân hình to lớn nhưng khỉ đột lại khá hiền và nhút nhát. Chúng có bộ hàm rất khỏe và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn. Lực cắn đo được của khỉ đột là 1300psi.
Video cá sấu tuột dốc hơn 10m để ẵm trọn bữa ăn. Nguồn: PKSafaris:
Cá sấu sông Nile, tên khoa học Crocodylus niloticus là một loài cá sấu trong họ Crocodylidae. Loài này được nhà tự nhiên học người Áo Josephus Nicolaus Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.
Tên khoa học: Crocodylus niloticus
Khối lượng: 220 – 550 kg (Trưởng thành)
Tuổi thọ: 70 – 100 năm
Tốc độ: 30 – 35 km/h (Bơi)
Số trứng đẻ ra: 25 – 80