12 cách làm mát nhà cửa ngày oi bức
Loạt mẹo làm mát nhà đơn giản như đóng rèm, tắt thiết bị sinh nhiệt hay tự chế máy lạnh mini đang trở thành giải pháp phổ biến trong những đợt nắng nóng kéo dài, theo Guardian.

Mở cửa sổ đúng lúc: Nên mở cửa vào sáng sớm hoặc ban đêm khi không khí còn mát, và đóng lại khi trời bắt đầu oi bức. Đồng thời, hãy tạo luồng đối lưu bằng cách mở cửa sổ ở hai phía đối diện hoặc giữa các tầng để không khí lưu thông tốt hơn. Ảnh minh họa: Teona Swift/Pexels.

Che cửa sổ từ bên ngoài: Treo vải hoặc lắp tấm che nắng bên ngoài cửa sổ để giảm nhiệt độ phòng. Một nghiên cứu tại chung cư ở London cho thấy: không che chắn, nhiệt độ phòng có thể lên tới 47,5 độ C; khi lắp rèm bên ngoài, giảm còn 28 độ C. Rèm hoặc màn che cũng giúp cản nhiệt hấp thụ qua cửa sổ. Ảnh minh họa: Curtis Adams/Pexels.


Sử dụng quạt: Vào ban đêm, nên đặt quạt trước cửa sổ để hút gió mát vào hoặc hướng ra ngoài để đẩy khí nóng đi. Có nhiều loại quạt như quạt đứng, quạt tháp, quạt bàn… với mức giá và công suất khác nhau. Nên chọn loại tiết kiệm điện để giảm chi phí và hạn chế nhiệt tỏa ra từ động cơ. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn/Pexels.

Đóng kín rèm: Nhiệt độ có thể xuyên qua cửa sổ dưới dạng bức xạ nhiệt, đóng rèm hoặc màn che có tác dụng như một rào cản, giúp cản bớt nhiệt độ hấp thụ vào phòng qua cửa sổ. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Sử dụng máy làm mát: Máy làm mát sẽ thổi gió qua lớp vật liệu ẩm để làm mát không khí bằng hơi nước. Hơi nước bay hơi sẽ hút bớt nhiệt, giúp luồng gió mát hơn vài độ so với quạt thường. Có thể đổ nước lạnh lên sàn để bay hơi bớt nhiệt, nhưng điều này có nguy cơ gây hỏng sàn hoặc tăng độ ẩm phòng. Ảnh minh họa: Pro Breeze EU.

Sử dụng máy hút ẩm: Không khí khô giúp cơ thể dễ chịu hơn dù nhiệt độ không đổi, trong khi độ ẩm cao khiến mồ hôi ra nhiều và gây khó chịu. Máy hút ẩm giảm độ ẩm và sinh ra một phần nhiệt, giúp cảm giác nhiệt độ cân bằng hơn. Ảnh minh họa: Sky Heating.

Tự làm máy điều hòa không khí: Dù có nhiều cách làm trên YouTube, cách đơn giản nhất là đặt bát đá trước quạt để làm mát gió. Hoặc dùng thùng xốp, cho đá hoặc chai nước đông lạnh vào, cắt lỗ cho quạt thổi gió vào và khí mát thoát ra, giúp căn phòng mát mẻ bất ngờ. Ảnh minh họa: The Spruce.

Sử dụng điều hòa di động: Máy nhỏ gọn như tủ hồ sơ, tích hợp máy nén và quạt, nhưng cần ống dẫn khí nóng ra ngoài qua cửa sổ. Dù vậy, thiết bị vẫn đủ mạnh để làm mát phòng ngủ hoặc phòng khách trong đợt nóng ngắn. Giá từ khoảng 130–300 bảng Anh, tùy công suất và diện tích phòng. Ảnh minh họa: iStock.

Tắt các thiết bị sinh nhiệt và nấu ăn bên ngoài: Khi trời quá nóng, nên hạn chế dùng thiết bị điện sinh nhiệt như máy giặt, tivi, máy tính, router Wi-Fi,... Nấu ăn trong nhà cũng làm tăng nhiệt, nên chọn nấu vào ban đêm khi có thể mở cửa sổ, hoặc nấu ngoài trời bằng bếp nướng hay bếp gas mini. Ảnh minh họa: Xinjiang/Xiaohongshu.

Ăn uống thanh mát: Giữ cơ thể mát và đủ nước sẽ giúp bạn dễ chịu hơn trong ngày nóng. Hãy ưu tiên đồ ăn có thể giải nhiệt như salad, dưa chuột, kem đá, và chuẩn bị nước mát từ đêm hôm trước để dùng cả ngày. Ảnh minh họa: Sam Lion/Pexels.

Tắm nước mát: Tắm nước ấm vừa phải giúp làm mát cơ thể hiệu quả, vì nước quá lạnh có thể khiến mạch máu co lại và giữ nhiệt. Ngoài ra, dùng khăn lạnh hoặc túi chườm mát đặt sau gáy, dưới nách hoặc cổ tay cũng giúp cơ thể dễ chịu nhanh chóng. Ảnh minh họa: Sarah Chai/Pexels.

Mua sắm: Nếu nhà quá nóng, bạn có thể tạm đến nơi có điều hòa như trung tâm thương mại, siêu thị hoặc rạp phim để nghỉ ngơi vài giờ. Vào đêm oi bức, thuê phòng khách sạn bình dân có điều hòa cũng là cách “giải cứu” tạm thời khỏi nắng nóng. Ảnh minh họa: Sam Lion/Pexels.
Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/12-cach-lam-mat-nha-cua-ngay-oi-buc-post1570783.html