Aksum từng là một đế chế thương mại hùng mạnh ở miền Bắc Ethiopia. Vào thời kỳ đỉnh cao (Thế kỷ 3- Thế kỷ 6 sau Công nguyên), vương quốc Aksum là thị trường lớn nhất ở đông bắc châu Phi, sử dụng sông Nile và Biển Đỏ làm các tuyến đường giao thương nhưng sau đó bị tàn lụi vì bị người Ba Tư và Ảrập chiếm lãnh thổ
Nằm ở phía Nam Nubia, đông bắc châu Phi, văn minh Kush có từ năm 8000 trước CN là một “xã hội đô thị phức tạp và phân tầng rõ rệt trên cơ sở nền nông nghiệp quy mô lớn”. Lãnh đạo của vương quốc này đã xây kim tự tháp trên khắp Sudan. Đến giờ, chữ viết cũng như sự sụp đổ của họ vẫn còn là một bí ẩn.
Một số văn bản từ thời Vương quốc Cổ Ai Cập có nhắc đến nền văn minh cổ đại Yam nhưng vị trí chính xác của vương quốc Yam ở châu Phi vẫn còn là một bí ẩn. Gần đây, chữ tượng hình được phát hiện ở tây nam của sông Nile xác nhận sự tồn tại của thương mại giữa Yam và Ai Cập, nói rằng Yam ở vùng cao nguyên phía bắc của Chad.
Vào cuối thế TK3 trước Công nguyên, các dân tộc du mục cư trú trên thảo nguyên Đông Á đã hình thành Xiongnu - một liên minh bộ lạc gồm những chiến binh hung dữ chiến đấu trên lưng ngựa. Chính các cuộc xâm lược định kỳ của Xiongnu đã thúc đẩy các vương quốc nhỏ ở phía Bắc Trung Quốc bắt đầu xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Vương quốc Greco-Bactria ra đời vào TK3 trước Công nguyên ở Afghanistan và Tajikistan ngày nay. Đây là sự kết hợp độc đáo của nền văn hóa Hy Lạp và phương Đông nhưng vương quốc này sau đó đã bị người Kushan tàn phá.
Yuezhi là một dân tộc cổ cai trị Bactria và Ấn Độ từ khoảng năm 128 trước Công nguyên đến năm 450 sau Công nguyên. Họ bắt đầu là những bộ lạc du mục ở tây bắc Trung Quốc, buôn bán ngọc bích, tơ lụa và ngựa trên một lãnh thổ rộng lớn, khiến họ xung đột với đế chế Xiongnu. Các nhà truyền giáo Yuezhi đã giúp truyền bá Phật giáo ở Trung Quốc.
Nằm trên vùng đất của người Hurrian (ở Syria, miền Bắc Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), vương quốc Mitanni tồn tại từ TK16-13 trước Công nguyên. Đế chế này trỗi dậy và mở rộng do sự suy tàn của Đế chế Babylon cổ, nhưng dấu vết của nó đã bị người Assyria tàn phá
Tuwana (hay Tyana) là một thành phố cổ vào thời của Đế chế Hittite và nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nhà nước nhỏ bé này đóng vai trò là cầu nối hỗ trợ dòng chảy thương mại và văn hóa giữa Đông và Tây. Một trong những di tích ấn tượng nhất mà người La Mã để lại tại Tuwana là cầu dẫn nước của nó (ảnh).
Tồn tại từ năm 321 đến năm 185 trước Công nguyên, Đế chế Mauryan là đế chế đầu tiên bao phủ hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là một chế độ chuyên quyền được tổ chức tốt với quân đội thường trực cùng dịch vụ dân sự.
Vương quốc Ấn-Hy Lạp bao phủ phần lớn tiểu lục địa phía Bắc Ấn Độ trong 2 thế kỷ, từ năm 190 trước Công nguyên đến năm 10 sau Công nguyên. Các vị vua Ấn-Hy Lạp đã kết hợp các ngôn ngữ và biểu tượng Hy Lạp - Ấn Độ và hợp nhất các thực hành tôn giáo Hy Lạp, Ấn Độ giáo và Phật giáo
Vương quốc Silla cai trị phần lớn Bán đảo Triều Tiên từ năm 57 trước Công nguyên đến năm 935 sau Công nguyên. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại hàng hóa xa xỉ như dao găm bằng vàng, tượng Phật bằng gang, đồ trang sức bằng ngọc ở thời kỳ này
Người Indus (hay Harappan), cai quản vùng đất trải dài từ Pakistan đến biển Ả Rập và sông Hằng ở Ấn Độ ngày nay. Phồn thịnh từ năm 2500 đến 2000 trước Công nguyên, đây là nền văn hóa đô thị cổ xưa nhất được biết đến mang dấu ấn xã hội hiện đại như giếng, phòng tắm, hệ thống thoát nước thải, tường và kho thóc… nhưng đã tan rã do biến đổi khí hậu
Nền văn hóa thời kỳ đồ đồng Sanxingdui nằm ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay. Ngoài nghề đúc đồng tinh vi, nền văn hóa này được cho là khá tiên tiến, có khả năng làm rượu, đồ gốm và các công cụ hiến tế, với một tôn giáo nguyên thủy và sự tôn trọng thánh thiện đối với thiên nhiên.
Văn hóa Nok thời đại đồ sắt được cho là đã tồn tại ở miền Bắc Nigeria ngày nay từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên. Hiện vật thu được từ thời kỳ này là công cụ sắt, rìu đá cùng công cụ và đồ trang trí bằng đá
Ở miền bắc nước Ý, người Etruscan phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên, cho đến khi họ bị Cộng hòa La Mã tiếp quản. Các bức tranh trên tường tồn tại đến nay cho thấy, các đô thị của người Etruscan phát triển mạnh về nông nghiệp và thương mãi, đồng thời nghi lễ tôn giáo là một phần của cuộc sống hàng ngày của họ
Hải Yến