15 phát minh thú vị của người Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại vẫn luôn là một kho tàng văn hóa bí ẩn đối với các nhà khảo cổ và con người nói chung. Những phát minh mới lạ, thú vị của người Ai Cập đã làm thay đổi cuộc sống của con người và vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Nhẫn cưới

Người Ai Cập Cổ Đại nổi tiếng với những lạ, độc đáo, trong đó có thể kể đến ý tưởng về nhẫn cưới. Chiếc nhẫn là một vòng tròn khép kín, có thể đoán là mang nghĩa vô tận hay vĩnh cửu, được lấy làm biểu tượng cho một cuộc hôn nhân lâu dài với cam kết của mỗi người tự nguyện vĩnh viễn dâng hiến cho người kia.

Ý tưởng về nhẫn cưới được cho là phát minh mới lạ bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại

Ý tưởng về nhẫn cưới được cho là phát minh mới lạ bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại

Cùng với ý nghĩa đó, người Ai Cập tin rằng nếu chiếc nhẫn bị vỡ thì đó là một điềm rất gở. Và khi một người tháo bỏ chiếc nhẫn cưới, tình yêu sẽ rời bỏ trái tim người ấy, mối nhân duyên với người kia cũng sẽ tiêu tan. Họ cũng tin rằng tĩnh mạch từ ngón tay áp út của bàn tay trái chạy trực tiếp đến trái tim. Vì thế mà người ta trao nhau chiếc nhẫn cưới vào ngón tay ấy và nó được gọi là "ngón đeo nhẫn cưới".

Quần lót

Quần lót được cho là một trong những phát minh mới lạ đầu tiên của nền văn minh sông Nin

Quần lót được cho là một trong những phát minh mới lạ đầu tiên của nền văn minh sông Nin

Các nhà nghiên cứu lịch sử trang phục đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục rằng chính người Ai Cập phát minh ra quần lót đầu tiên vào khoảng năm 1500 trước Công Nguyên. Họ cũng mô tả thêm rằng khi ấy trông nó giống với cái mà bây giờ chúng ta gọi là "chiếc khố", nó cũng đồng thời là dạng đầu tiên của quần áo trong văn hóa cổ đại. Một bằng chứng khảo cổ có thực dẫn đến kết luận trên được tìm thấy năm 1922 khi người ta phát hiện ra xác ướp của hoàng đế Tut (1332 BC-1323 BC) trong tình trạng được quấn quanh bởi một thứ giống như chiếc khố.

Bao cao su

Người Ai Cập đã sớm phát minh ra bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật

Người Ai Cập đã sớm phát minh ra bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật

Người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra bao cao su từ khoảng 1000 năm TCN. Khi đó, bao cao su là những vỏ bọc bằng lanh để người dân có đời sống tình dục an toàn, tránh khỏi những bệnh tật lây qua đường tình dục.

Chất khử mùi và làm thơm cơ thể

Chất khử mùi và làm thơm cơ thể là một trong những phát minh mới lạ của người Ai Cập để giữ vệ sinh trong những ngày nắng nóng

Chất khử mùi và làm thơm cơ thể là một trong những phát minh mới lạ của người Ai Cập để giữ vệ sinh trong những ngày nắng nóng

Phụ nữ Ai Cập được cho là những người đầu tiên tạo ra chất khử mùi và làm thơm cơ thể. Vào những ngày thời tiết vô cùng nóng nực, họ đặt lên đầu (đã cạo hết tóc) một miếng sáp nhỏ đã được ướp mùi bằng tinh dầu chiết xuất từ cây tuyết tùng, một trong những mùi hương nổi tiếng nhất. Miếng sáp sẽ tan dần, chảy ra xung quanh vùng da đầu, rơi xuống quần áo và mùi thơm của nó sẽ khử bớt mùi mồ hôi của cơ thể.

Kẹo bạc hà

Cũng giống như thời hiện đại, người Ai Cập cổ đại coi hơi thở có mùi hôi là triệu chứng của sức khỏe răng miệng kém. Khác với chúng ta, người Ai Cập không sử dụng các đồ uống và thức ăn có nhiều đường, nhưng lại sử dụng các vật dụng bằng đá để xay bột làm bánh mì làm cho cát và các mạt đá vụn tồn tại trong đồ ăn hàng ngày. Kết quả là men răng của họ dần bị tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Kẹo bạc hà là một trong những phát minh mới lạ của nguời Ai Cập vẫn được sử dụng thường xuyên cho đến ngày nay

Kẹo bạc hà là một trong những phát minh mới lạ của nguời Ai Cập vẫn được sử dụng thường xuyên cho đến ngày nay

Người Ai Cập khá giỏi về y thuật, nhưng họ lại không có bác sĩ chuyên khoa về răng miệng. Những người không may bị mắc bệnh răng miệng chỉ có cách duy nhất là chịu đựng. Các nhà khoa học khi khai quật xác ướp đã tìm thấy những răng bị sâu và bằng chứng về sự mưng mủ ở nướu răng. Để đối phó với các mùi khó chịu từ các bệnh về răng miệng, người Ai Cập là đã phát minh ra kẹo bạc hà đầu tiên, bằng cách kết hợp trầm hương, nhựa thơm và quế đun sôi với mật ong rồi vê lại thành những viên nhỏ.

Kem đánh răng

Người Ai Cập gặp nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, bởi vì bánh mì của họ có mạt đá và cát ở trong đó, khiến men răng bị bào mòn dần dần. Cách duy nhất họ có thể làm là giữ cho răng sạch sẽ vì ở thời của họ, không có bác sĩ nha khoa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tăm chôn cùng với xác ướp, có thể để người chết có thể làm sạch mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng khi đã ở thế giới bên kia. Cùng với Babylon, họ cũng có công phát minh ra bàn chải đánh răng đầu tiên.

Bộ đôi kem đánh răng và bàn chải đánh răng được cho là phát minh mới lạ có xuất xứ đầu tiên từ Ai Cập

Bộ đôi kem đánh răng và bàn chải đánh răng được cho là phát minh mới lạ có xuất xứ đầu tiên từ Ai Cập

Tuy nhiên, người Ai Cập còn đóng góp một phát minh tuyệt vời khác để bảo vệ răng miệng, đó là kem đánh răng. Công thức đầu tiên bao gồm bột của móng bò, tro, vỏ trứng bị đốt cháy và đá bột. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy một công thức kem đánh răng cao cấp hơn được ghi chép lại trên giấy papyrus có niên đại vào thế kỷ thứ tư, thời kì La Mã chiếm đóng Ai Cập. Tuy nhiên ghi chép này không giải thích chích xác hàm lượng pha trộn của muối mỏ, bạc hà, hoa iris sấy khô và hạt tiêu xay, để tạo hỗn hợp "bột cho hàm răng trắng và hoàn hảo".

Trang điểm mắt

Cách trang điểm mắt của người Ai Cập cũng là một điểm đặc biệt, và nó vẫn được ưa chuộng đến tận ngày nay bởi một số ngôi sao phim ảnh và ca nhạc. Người Ai Cập cổ đại biết trang điểm mắt từ rất sớm, vào khoảng năm 4000 trước Công Nguyên, và đó lại một lần nữa không phải đặc quyền riêng của phụ nữ. Cả đàn ông và phụ nữ đều kẻ đậm viền mắt và làm bóng phần mí mắt, trong đó phụ nữ lại ưa dùng màu xanh lá để tô phần mí mắt và thích làm nó lấp lánh để tăng sự lộng lẫy của mình.

Cách trang điểm mắt của người Ai Cập vẫn được các nhiều người ưa chuộng

Cách trang điểm mắt của người Ai Cập vẫn được các nhiều người ưa chuộng

Họ kết hợp muội than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra kohl - một loại thuốc mỡ có màu đen vẫn còn phổ biến tới ngày nay. Họ còn trang điểm mắt có màu xanh lá cây bằng cách kết hợp một loại khoáng chất là malachite với galena. Thời trang chỉ là một phần của lý do giải thích tại sao người Ai Cập lại thích tô vẽ mắt rất đậm. Họ tin rằng làm như vậy có thể giúp chữa khỏi các bệnh về mắt để giữ cho mắt họ không bị biến thành đôi mắt của quỹ dữ.

Cắt tóc và cạo mặt

Có lẽ người Ai Cập là những người cổ đại đầu tiên cảm thấy sự phiền phức với bộ tóc của họ. Họ coi một bộ tóc bù xù rậm rạp là không hợp vệ sinh, vì cái nóng oi ả của quê hương họ khiến việc để tóc dài và râu rậm là không thoải mái chút nào. Vì vậy, họ thường xuyên cắt tóc và cạo mặt. Thầy tu là những người đặc biệt không thích để râu tóc rậm rạp. Thói quen của họ là cứ 3 ngày họ lại cạo lông toàn bộ cơ thể. Trong xã hội Ai Cập cổ đại, mày râu nhẵn nhụi được coi là lịch sự và “hợp thời trang” trong khi người có bộ râu tóc lởm chởm được bị coi là có địa vị thấp kém trong xã hội.

Người Ai cập cổ đại coi 'mày râu nhẵn nhũi' là phong cách hợp thời trang

Người Ai cập cổ đại coi 'mày râu nhẵn nhũi' là phong cách hợp thời trang

Người Ai Cập đã phát minh ra những vật dụng có thể dùng để cạo, lúc đầu là bộ lưỡi dao đá nhọn lắp với tay cầm bằng gỗ, rồi sau đó thay thế bằng lưỡi dao cạo bằng đồng. Họ cũng là những người đầu tiên hành nghề cắt tóc. Các thợ cắt tóc đầu tiên đến cắt cho các nhà quý tộc giàu có nhưng sau đó đã hình thành xu hướng cắt cho những khách hàng trung lưu khác ngoài trời, ngay bên dưới các bóng cây râm mát.

Bánh mì

Ổ bánh mì nướng cũng là một phát minh của người Ai Cập cổ đại. Họ đã tìm ra cách làm nở bột mì bằng cách dùng men. Họ cũng đồng thời là những người đầu tiên làm ra lò nướng. Bột mì sau khi làm nở và nặn thành hình đã có thể mang nướng, tuy nhiên không thể nướng trực tiếp trên ngọn lửa. Họ đã tìm ra cách xây một vật chứa rỗng bằng đất sét, đốt lửa bằng gỗ từ phía dưới để làm nóng và cho bánh mì vào từ một cửa trên. Đó cũng là lò nướng bánh mì đầu tiên của nhân loại.

Lò nướng bánh mỳ là của người Ai Cập cổ vẫn được người dân một số nơi sử dụng

Lò nướng bánh mỳ là của người Ai Cập cổ vẫn được người dân một số nơi sử dụng

Cày

Nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập và Sumer là một trong những xã hội đầu tiên sử dụng cày từ những năm 4000 trước CN. Những chiếc cày đầu tiên được cải tiến từ các dụng cụ cầm tay, nên còn quá nhẹ và không hiệu quả khi xới đất. Hơn nữa, phải cần tới 4 người đàn ông khỏe mạnh để kéo chiếc cày này.

Cày cũng là một phát minh có từ lâu đời trong đời sống người Ai Cập cổ

Cày cũng là một phát minh có từ lâu đời trong đời sống người Ai Cập cổ

Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào những năm 2000 trước Công nguyên, khi lần đầu tiên người Ai Cập dùng bò để kéo cày. Cách đầu tiên họ sử dụng là buộc cày vào sừng nhưng lại làm gia súc gặp khó khăn khi thở. Về sau họ đã cải tiến bằng cách sử dụng hệ thống dây chằng buộc để đạt hiệu quả cao hơn. Cày đã tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp ở Ai Cập cổ đại, và cùng với chế độ nước đều đặn của sông Nile, việc canh tác nông nghiệp ở xã hội Ai Cập đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều khi so với các nền văn minh khác thời bấy giờ.

Bowling

Trong khu định cư Narmoutheos, hình thành từ thời kỳ La Mã còn chiếm đóng Ai Cập ở thế kỷ thứ hai và ba sau Công nguyên, cách Cairo 56 dặm (90km) về phía nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một căn phòng có chứa nhiều làn đường và bộ nhiều quả bóng có kích thước khác nhau với. Làn đường này có độ dài khoảng 3,9m, rộng 20cm và sâu 9,6cm với một hình vuông có kích cỡ 12cm ở trung tâm.

Người Ai Cập cổ đã phát minh trò chơi Bowling đầu tiên trên thế giới

Người Ai Cập cổ đã phát minh trò chơi Bowling đầu tiên trên thế giới

Không giống như bowling hiện đại, bowling của người Ai Cập nhắm đích vào các lỗ ở giữa làn đường. Người chơi đứng ở hai đầu đối diện của làn đua và cố gắng để ném bóng vào lỗ trung tâm và đồng thời khiến cho bóng của đối phương đi chệch hướng.

Khóa cửa

Người Ai Cập đã tạo ra khóa cửa vào khoảng năm 4000 TCN. Về cơ bản là đây là một khóa trụ tang chốt, có nghĩa ổ khóa gồm một thanh trục lõm được kết nối với các lẫy (pins) có độ dài khác nhau có thể được thao tác bằng cách chèn vào đó chìa khóa. Khi đưa chìa khóa thích hợp vào ổ, các rãnh trên chìa sẽ đẩy các thanh pin lên sao cho các pin sẽ thoát ra khỏi trục khóa. Lúc này, ta có thể xoay trục khóa và mở khóa.

Khóa cửa cũng là một trong những phát minh thú vị của người Ai cập có ứng dụng to lớn ngày nay

Khóa cửa cũng là một trong những phát minh thú vị của người Ai cập có ứng dụng to lớn ngày nay

Một hạn chế của các ổ khóa cổ này là kích thước của chúng. Cái lớn nhất dài đến 0,6m. Khóa của người Ai Cập thực sự an toàn hơn so với công nghệ sử dụng lò xo để giữ trục khóa được phát triển về sau bởi người La Mã. Các ổ khóa La Mã đã được ẩn bên trong cánh cửa, nhưng dễ mở hơn nếu so với các ổ khóa của người Ai Cập.

Giày cao gót

Giày cao gót được coi là biểu tượng cho tầng lớp quý tộc Ai cập

Giày cao gót được coi là biểu tượng cho tầng lớp quý tộc Ai cập

Nhiều người nói rằng kim cương là người bạn tốt nhất của phụ nữ nhưng thực tế thì giày cao gót xứng đáng với danh hiệu đó hơn. Hầu hết mỗi bạn gái đều sở hữu một vài đôi giày cao gót, thậm chí với nhiều người là hẳn một bộ sưu tập lớn. Phần lớn phụ nữ đều yêu thích những đôi giày có gót cao. Nó khiến họ trông đẹp hơn, quyến rũ hơn. Điều thú vị là ở những năm 3.500 trước Công nguyên, những người Ai Cập tầng lớp thượng lưu đã ưa thích giày cao gót như một vật để thể hiện đẳng cấp của mình còn những người thuộc tầng lớp thấp hơn không được phép đi. Ngày nay ai cũng có thể dễ dàng sắm cho mình một đôi giày cao gót và còn lâu lâu nữa thì chúng vẫn là những người bạn tuyệt vời đối với phụ nữ.

Bút

Bút là một trong những phát minh cổ xưa và có tính ứng dụng cao của người Ai Cập

Bút là một trong những phát minh cổ xưa và có tính ứng dụng cao của người Ai Cập

Chiếc bút đã tồn tại qua hàng nghìn năm và vẫn giữ nguyên được giá trị của nó. Cùng với việc giấy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng chính người Ai Cập đã phát minh ra chiếc bút đầu tiên. Họ đã không sử dụng những thứ đã từng quen thuộc như xương, thanh kim loại hay đá sắc nhọn để viết nữa mà họ phải phát minh ra thứ gì hữu dụng hơn mà không làm rách giấy.

Đồng hồ nước

Có thể nhiều người thậm chí còn chưa nghe đến khái niệm đồng hồ nước bao giờ nhưng bạn biết không, phát minh này của người Ai Cập cổ đại đến ngày nay được xem như là vật sang trọng dùng để trang trí, đôi khi còn được coi là tác phẩm nghệ thuật.

Những gì còn lại của chiếc đồng hồ nước thời kỳ cổ đại

Những gì còn lại của chiếc đồng hồ nước thời kỳ cổ đại

Thời kì đầu tiên, những chiếc đồng hồ nước làm đúng chức năng của nó là dùng để đo thời gian. Nước sẽ từ từ chảy từ những “bát” này sang “bát” khác và như thế mọi người có thể theo dõi để biết giờ. Thật tiếc là giờ khó có thể tìm được hình ảnh của chiếc đồng hồ nước của người Ai Cập cổ đại mà chỉ còn một vài chiếc đồng hồ nước thời cổ đại ở Athens, Hi Lạp.

Theo Đinh Trang/VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/15-phat-minh-thu-vi-cua-nguoi-ai-cap-co-dai/20201227021120602