16 nguyên nhân gây u cục ở khuỷu tay: Có nguyên nhân nào nguy hiểm không?
U cục ở khuỷu tay có thể do nhiều nguyên nhân, từ nhiễm trùng da đến viêm khớp dạng thấp.
U cục ở khuỷu tay giống như mụn nhọt có thể có màu trắng, nâu, đỏ hoặc màu da. Thông thường, tình trạng này do một số nguyên nhân cấp tính (ngắn hạn) gây ra, như nhiễm trùng da do vi khuẩn. Nhưng tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý. Tuy nhiên, nhìn chung các nguyên nhân gây u cục ở khuỷu tay thường không nguy hiểm.
Dưới đây là 16 nguyên nhân có thể gây ra u cục ở khuỷu tay và cách điều trị
1. Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào da của bạn và gây nhiễm trùng, chẳng hạn như tụ cầu khuẩn. Nhiễm trùng da có thể gây ra mụn nhọt sưng đỏ, có thể tiết dịch hoặc có mủ.
Để điều trị mụn nhọt ở khuỷu tay do nhiễm vi khuẩn, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ. Các bệnh nhiễm trùng khác - như tụ cầu khuẩn - cần dùng thuốc kháng sinh theo toa. Bác sĩ cũng có thể rút hết chất lỏng tích tụ trong khuỷu tay của bạn.
2. Ung thư biểu mô tế bào đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy là một loại ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy bắt đầu ở các tế bào đáy, đây là một loại tế bào bên trong da sản sinh ra các tế bào da mới khi các tế bào cũ chết đi.
Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, kể cả ở khuỷu tay. Tuy nhiên, xu hướng thường xảy ra ở vùng cổ và đầu. Vì hầu hết ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra khi vùng da tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời.
Loại ung thư da này có thể gây gây ra u cục sáng bóng, màu da; có tổn thương màu nâu, đen hoặc xanh lam; có tổn thương giống như sẹo, không có ranh giới rõ ràng, màu trắng và dạng sáp.
Thông thường, ung thư biểu mô tế bào đáy sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nhưng còn tùy vào vị trí, kích thước, bệnh sử của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp.
3. Chấn thương xương
Gãy xương hoặc trật khớp xương ở khuỷu tay hay xương cánh tay, xương quay hoặc xương trụ có thể tạo ra khối u. Một khối u như thế này thường xuất hiện ngay sau khi bị thương và kèm theo cảm giác đau đớn cũng như khó cử động khuỷu tay.
Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách đeo nẹp và dây đeo. Nếu nghiêm trọng hơn thì cần phẫu thuật.
4. Viêm da dạng herpes
Viêm da herpes là một tình trạng mãn tính, gây ngứa dữ dội với các triệu chứng khác như nhiều mụn nước nổi lên gây ngứa rát, mụn thường mọc ở khuỷu tay, đây gối, mông, da đầu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là nhạy cảm hoặc không dung nạp với gluten- đây là một loại protein có trong lúa mì và ngũ cốc.
Để điều trị viêm da dạng herpes, bạn nên loại bỏ những thực phẩm có chứa gluten, uống thuốc kháng sinh đường uống Dapsone, để giúp làm giảm ngứa.
5. Chàm
Chàm là một tình trạng viêm da với các triệu chứng như ngứa, da đỏ, khô và cả những vết sưng nhỏ nổi lên da. Tình trạng này thường xuất hiện ở mặt, sau đầu gối, bàn tay, bàn chân và khuỷu tay.
Không có cách điều trị dứt điểm bệnh chàm nhưng bạn có thể làm giảm và kiểm soát triệu chứng bằng một số biện pháp như kem bôi thuốc, dưỡng ẩm da, tránh căng thẳng và các chất gây kích ứng.
6. U hạch nang
U hạch nang là những mô mềm lành tính, thường xuất hiện theo gân, khớp cổ tay hoặc bàn tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, u hạch nang có thể xuất hiện ở khuỷu tay.
U hạch nang có kích thước bằng hạt đậu (có thể thay đổi kích thước), u có hình tròn hoặc hình bầu dục, chứa đầy chất lỏng giống như thạch.
Tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng nếu u này đè lên dây thần kinh gần đó có thể gây đau hoặc ảnh hưởng đến chuyển động của khớp.
Thường u nang này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị nhưng một số người lựa chọn phẫu thuật để cắt bỏ.
7. Bệnh gút
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau, sưng ở các khớp, ấm và đỏ ở khu vực sưng. Bệnh gút xảy ra khi tích tụ axit uric trong cơ thể.
Bệnh gút thường ảnh hưởng nhất đến khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và cổ tay, khuỷu tay.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay thuốc giúp hạ nồng độ axit uric. người bệnh cần xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Người bị gút nên tránh các thực phẩm giàu purin từ động vật như nội tạng, hải sản, thịt đỏ, gà tây,... ưu tiên các loại rau của quả và ngũ cốc.
8. U mỡ
U mỡ là các khối mô mỡ phát triển ngày dưới da và là u lành tính. U mỡ là một khối mô hình tròn hoặc hình bầu dục, dễ dàng di chuyển khi chạm vào và không gây đau.
U mỡ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở lưng, thân (thân mình), cánh tay, vai và cổ. U mỡ có thể phát triển trên khuỷu tay và tăng kích thước, ảnh hưởng đến chuyển động.
Thông thường, u mỡ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các u cục ở khuỷu tay ngày càng lớn hoặc gây đau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc hút mỡ để loại bỏ u.
9. Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay là tình trạng sưng đau xung quanh khớp khuỷu tay. Cụ thể, đó là tình trạng viêm ở bao hoạt dịch mỏm khuỷu tay - đây là túi chứa đầy dịch bao quanh và bảo vệ khuỷu tay.
Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khuỷu tay có thể do nhiễm trùng, hoạt động lặp đi lặp lại, chấn thương, duy trì tư thế gây áp lực lên khuỷu tay lâu ngày.
Nếu bao hoạt dịch không bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phương pháp điều trị sau:
- Tránh các hoạt động ảnh hưởng đến khuỷu tay
- Quấn chặt khuỷu tay
- Dùng thuốc chống viêm
- Các phương pháp điều trị khác bao gồm chọc hút, trong đó bác sĩ sẽ lấy chất lỏng ra khỏi bao hoạt dịch bằng kim và tiêm steroid vào bao hoạt dịch.
Nếu bạn bị nhiễm trùng thì phương pháp điều trị cần sử dụng kháng sinh. Nếu nhiễm trùng không thể được loại bỏ hoặc nếu chất lỏng tiếp tục trở lại bình thường, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch.
10. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi sụn lót các khớp của bạn bị mòn theo thời gian và xương cọ xát vào nhau khi bạn sử dụng các khớp bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng của viêm xương khớp như đau khớp, sưng khớp, cứng khớp, hạn chế phạm vi chuyển động, khớp biến dạng.
Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào của bạn, nhưng thường xảy ra ở bàn tay, đầu gối, hông, cổ, phần lưng dưới, Tình trạng này cũng có thể gây ra một cục cứng trên khuỷu tay.
Điều trị sớm bệnh viêm xương khớp khuỷu tay thường là dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu. Tiêm corticosteroid đôi khi được sử dụng để giải quyết các triệu chứng. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật.
11. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh thoái hóa xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các khớp khỏe mạnh có thể gây ra các nốt sần trên khớp bị ảnh hưởng, bao gồm cả khuỷu tay.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm đau, sưng, cứng và nhạy cảm ở nhiều khớp; mệt mỏi, yếu đuối, sốt.
Viêm khớp dạng thấp thường được điều trị bằng sự kết hợp của thuốc chống viêm và thuốc chống thấp khớp. Bạn cũng nên nghỉ ngơi và cố định khuỷu tay. Phẫu thuật có thể là lựa chọn cho những người ở mức độ nghiêm trọng.
12. U nang bã nhờn
U nang bã nhờn hình thành do tắc nghẽn trong tuyến bã nhờn - một tuyến trên da sản xuất bã nhờn để bôi trơn da và tóc. U nang bã nhờn có các đặc điểm như:
- U tròn và hình vòm
- Một chấm đen ở trung tâm của nang.
- Kích thước dao động từ 0,25 inch đến hơn 2 inch. Nó có thể phát triển chậm.
- Đổi màu da (thường là màu hồng đến đỏ hoặc sẫm hơn màu da tự nhiên của bạn).
- Mềm hoặc ấm khi chạm vào.
- U nang có thể di chuyển dễ dàng.
Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ khuyên bạn nên để nguyên u nang. Tuy nhiên, u nang có thể gây ra các vấn đề như ức chế chuyển động bình thường của khuỷu tay, nhiễm trùng và khiến cơ thể trông kém hấp dẫn. Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ là một lựa chọn.
13. Chấn thương bề mặt
Khi khuỷu tay bị va chạm mạnh, khối máu tụ (cục máu đông) sẽ hình thành và có thể gây sưng tấy khu vực này.
Đối với nguyên nhân này không quá nguy hiểm và đáng lo ngại. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau như:
- Chườm đá hoặc dùng NSAID OTC để giảm đau
- Sử dụng dây đeo treo tay để hạn chế chuyển động của khuỷu tay
14. Mụn cóc
U cục ở khuỷu tay có thể là mụn cóc. Mụn cóc là do papillomavirus ở người (HPV) gây ra. Chúng thường là những khối da dày lên có màu da với bề mặt thô ráp hoặc trơn.
Có sẵn phương pháp điều trị mụn cóc không kê đơn. Những phương pháp điều trị này có chứa axit salicylic làm tan dần mụn cóc. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:
- Liệu pháp áp lạnh (đông lạnh)
- Phẫu thuật bằng tia laze
- Thuốc Cantharidin
15. Bệnh ghẻ
Một bệnh ngoài da rất dễ lây lan do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, bệnh ghẻ biểu hiện dưới dạng phát ban ngứa với các vết sưng đỏ và mụn nước. Khuỷu tay là vị trí rất dễ bị ghẻ.
Không có loại thuốc không kê đơn nào được phê duyệt để điều trị bệnh ghẻ, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc diệt ghẻ, chẳng hạn như kem dưỡng da permethrin.
16. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh về da tự miễn, đặc trưng bởi các mảng vảy đỏ. Những mảng này thường xuất hiện trên khuỷu tay của bạn.
Điều trị bệnh vẩy nến thường bao gồm:
- Các loại kem bôi như corticosteroid và anthralin
- Liệu pháp ánh sáng như liệu pháp quang học UVB và laser kích thích
- Các loại thuốc như methotrexate và cyclosporine
Nguồn: Healthline