18 binh khí của võ Bình Định gồm những loại nào?

Theo sách 'Võ Nhân Bình Định', 'Thập bát ban binh khí' là tên gọi của 18 loại binh khí chủ đạo được sử dụng trong võ Bình Định.

Theo sách "Võ Nhân Bình Định", "Thập bát ban binh khí" là tên gọi của 18 loại binh khí chủ đạo được sử dụng trong võ Bình Định, gồm: Côn (gậy), đao, thương, kiếm, bồ cào, xà mâu, thiết lĩnh, kích, giáo, lăng khiên, cung tên, đinh ba, thái long câu, dây xích, dải lụa đào, giản, búa (phủ), chùy.

Theo sách "Võ Nhân Bình Định", "Thập bát ban binh khí" là tên gọi của 18 loại binh khí chủ đạo được sử dụng trong võ Bình Định, gồm: Côn (gậy), đao, thương, kiếm, bồ cào, xà mâu, thiết lĩnh, kích, giáo, lăng khiên, cung tên, đinh ba, thái long câu, dây xích, dải lụa đào, giản, búa (phủ), chùy.

Huyện Tây Sơn của tỉnh Bình Định là nơi phát tích của phong trào nông dân Tây Sơn, với những vị tướng giỏi võ công như Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Bùi Thị Xuân.

Huyện Tây Sơn của tỉnh Bình Định là nơi phát tích của phong trào nông dân Tây Sơn, với những vị tướng giỏi võ công như Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Bùi Thị Xuân.

Võ Đình Tú là một trong những hổ tướng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Tây Sơn thất hổ tướng", ông thông thạo từ côn, kiếm, thương, quyền…, trong đó côn giỏi nhất. Khâm phục trước tài năng của ông, nữ tướng Bùi Thị Xuân tặng Võ Đình Tú lá cờ đào thêu 4 chữ vàng: "Thiết côn tướng quân". Ngoài Võ Đình Tú, Đặng Xuân Phong cũng là tướng nhà Tây Sơn nổi tiếng về tài sử dụng côn đồng.

Võ Đình Tú là một trong những hổ tướng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Tây Sơn thất hổ tướng", ông thông thạo từ côn, kiếm, thương, quyền…, trong đó côn giỏi nhất. Khâm phục trước tài năng của ông, nữ tướng Bùi Thị Xuân tặng Võ Đình Tú lá cờ đào thêu 4 chữ vàng: "Thiết côn tướng quân". Ngoài Võ Đình Tú, Đặng Xuân Phong cũng là tướng nhà Tây Sơn nổi tiếng về tài sử dụng côn đồng.

Đao là binh khí được 3 vị tướng hàng đầu của nhà Tây Sơn sử dụng. Trong đó, Nguyễn Huệ sử dụng Ô Long đao, Trần Quang Diệu dùng Huỳnh Long đao, Lê Sỹ Hoàng sử dụng Xích Long đao, tạo thành “Tam thần đao” nổi tiếng của nhà Tây Sơn.

Đao là binh khí được 3 vị tướng hàng đầu của nhà Tây Sơn sử dụng. Trong đó, Nguyễn Huệ sử dụng Ô Long đao, Trần Quang Diệu dùng Huỳnh Long đao, Lê Sỹ Hoàng sử dụng Xích Long đao, tạo thành “Tam thần đao” nổi tiếng của nhà Tây Sơn.

Hiện nay, bài võ Lôi long đao do Võ Văn Dũng nghiên cứu, biên soạn được lưu truyền trong dân gian. Bài võ này đã được đưa vào chương trình 18 bài võ cổ truyền Việt Nam.

Hiện nay, bài võ Lôi long đao do Võ Văn Dũng nghiên cứu, biên soạn được lưu truyền trong dân gian. Bài võ này đã được đưa vào chương trình 18 bài võ cổ truyền Việt Nam.

Theo sách "Võ Nhân Bình Định", Hùng kê quyền (võ gà) do Đông Định Vương Nguyễn Lữ - người em út của Tây Sơn tam kiệt - sáng tạo ra. Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, tính nết hiền hòa, ưa thanh tịnh. Khác với hai anh, ông theo học văn nhiều hơn võ.

Theo sách "Võ Nhân Bình Định", Hùng kê quyền (võ gà) do Đông Định Vương Nguyễn Lữ - người em út của Tây Sơn tam kiệt - sáng tạo ra. Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, tính nết hiền hòa, ưa thanh tịnh. Khác với hai anh, ông theo học văn nhiều hơn võ.

Theo sách "Võ Nhân Bình Định", trong hàng nữ tướng của nhà Tây Sơn (Tây Sơn ngũ phụng thư), Bùi Thị Xuân là người giỏi võ công hơn cả. Ngoài tài huấn luyện voi, bà còn để lại những bài kiếm pháp như Tuyết hoa song kiếm và Song phượng kiếm.

Theo sách "Võ Nhân Bình Định", trong hàng nữ tướng của nhà Tây Sơn (Tây Sơn ngũ phụng thư), Bùi Thị Xuân là người giỏi võ công hơn cả. Ngoài tài huấn luyện voi, bà còn để lại những bài kiếm pháp như Tuyết hoa song kiếm và Song phượng kiếm.

Bài võ của vua Quang Trung còn lưu truyền là Yến phi quyền. Theo sách “Võ Nhân Bình Định”, để sáng tạo bài võ này, vua đã dựa vào các bài Thần đồng, Lão mai, Ngọc trản. Bài Yến phi quyền dùng để nghĩa binh Tây Sơn rèn luyện trong giai đoạn trước khi đưa quân ra Bắc Hà đánh đuổi quân Thanh xâm lược.

Bài võ của vua Quang Trung còn lưu truyền là Yến phi quyền. Theo sách “Võ Nhân Bình Định”, để sáng tạo bài võ này, vua đã dựa vào các bài Thần đồng, Lão mai, Ngọc trản. Bài Yến phi quyền dùng để nghĩa binh Tây Sơn rèn luyện trong giai đoạn trước khi đưa quân ra Bắc Hà đánh đuổi quân Thanh xâm lược.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/18-binh-khi-cua-vo-binh-dinh-gom-nhung-loai-nao-1404947.html