2 bộ phận cực độc trong hoa đậu biếc: Nhiều mẹ làm cả nhà ngộ độc vẫn không biết tại sao
Hoa đậu biếc được các chị em 'săn lùng' để làm bánh, đồ xôi, pha trà... bởi màu sắc bắt mắt cùng nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên cây đậu biếc có 2 bộ phận cực độc phải tránh xa.
Thời gian gần đây, hoa đậu biếc trở nên rất 'hot' với chị em phụ nữ. Chị em thường lấy hoa để làm bánh, đồ xôi, nấu chân trâu, pha trà... nói chung rất nhiều món, mà món nào màu cũng đẹp mê li.
Tuy nhiên, mới đây một cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng và được nhiều người quan tâm. Nguyên văn chia sẻ như sau:
Em thích nấu ăn lắm các chị ạ, nên mỗi lần có món gì mới ra là em phải nấu cho bằng được mới chịu. Nói chung là để em ở trong bếp cả ngày cũng được luôn ấy, em vẫn thấy vui với hạnh phúc lắm. Thì dạo gần đây em thấy trong các nhóm yêu bếp núc có chia sẻ chuyện dùng hoa đậu biếc để ‘nhuộm màu’ thực phẩm giúp món ăn lên màu đẹp mắt ấy.
Mấy lần em mua hoa về dùng, thấy màu lên đẹp quá nên em quyết định mua hẳn cây về trồng luôn ở bên ngoài vừa đẹp lại mát. Tầm được 1 năm thì cây nhà em bắt đầu ra hoa, em hay cùng con ra hái vào để nhuộm màu cho món ăn. Thế xong cũng chủ quan không dặn. Thành ra có hôm con lấy hạt đậu biếc để ăn ý. Xong thì bị ngộ độc phải nhập viện nằm mất mấy ngày trong việc. Nhà em được phen hú vía luôn, rồi cũng ‘giải tán’ luôn cây đậu biếc.
Giờ em chỉ dám ra chợ mua hoa rồi bảo người ta bỏ hết hạt đi chứ không dám để cây trong nhà. Vì là em đọc báo thấy người ta nói rằng hoa đậu biếc tuy rằng tốt nhưng lại có 2 bộ phận cực kỳ độc hại đó ạ.
Cây hoa đậu biếc – vừa đẹp vừa tốt nhưng lại có 2 bộ phận cực độc
Ths. Lê Thanh Bình (ĐH Dược Hà Nội) cho hay: trong cây hoa đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất cực độc là hạt và rễ.
Hạt của hoa đậu biếc có chứa các axit amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ của nó thì có vị đắng chát, chứa các chất có thể lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
Đã có một số trường hợp ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, trong hạt đậu biếc có 12% chất dầu có thể gây độc khi nuốt phải. ‘Tình trạng ngộ độc này rất hay xảy ra ở trẻ em khi ăn phải nhiều hạt. Khi đó, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích khiến bé bị nôn mửa, tiêu chảy nặng. Do đó, nếu nhà trồng cây đậu biếc thì phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không được ăn hạt để tránh ngộ độc’, Ths. Bình nhắc nhở.
Một số lợi ích của hoa đậu biếc
Dù hạt và rễ chứa chất độc hại cơ thể nhưng bản thân hoa đậu biếc lại đặc biệt tốt cho sức khỏe:
+ Ngăn ngừa ung thư nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào, làm giảm sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn tác động có hại của gốc tự do gây ra.
Một số hoạt chất trong hoa đậu biếc còn ổn định dị thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào. Từ đó có thể hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, rất tốt cho người bệnh đang trong quá trình xạ trị.
+ Cải thiện hệ miễn dịch và kháng khuẩn nhờ hoạt chất anthocyanin. Chất này có công dụng bảo vệ AND và lipid peroxidation khỏi tổn thương. Đồng thời, tăng khả năng sản xuất cytokine để cải thiện hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng hoạt chất cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn mạnh.
+ Rất tốt cho tim mạch nhờ công dụng bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm tắc máu, ngăn ngừa huyết khối não và ổn định huyết áp. Nhờ vậy mà nó có thể cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
+ Giúp kiểm soát đường huyết nhờ công dụng tăng tiết insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
+ Cải thiện thị lực thông qua việc tăng cường khả năng lưu thông máu tới các cơ quan. Khi ấy, dòng chảy qua các mao mạch của mách cũng được cải thiện, bảo vệ tốt, tăng thị lực. Một khi mắt được bảo vệ thì sẽ có thể hạn chế tổn thương do các gốc tự do. Từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể, hạn chế và phục hồi tổn thương của võng mạch.
+ An thần, giúp ngủ ngon hơn nhờ chất tạo nên màu xanh của hoa đậu biếc.
Hoa đậu biếc giúp thực phẩm lên màu đẹp, có lợi cho sức khỏe nhưng có những người nên tránh xa:
+ Phụ nữ mang thai có thể bị co bóp tử cung, ảnh hưởng tới thai kỳ nếu dùng hoa đậu biếc có dính hạt.
+ Trẻ em cũng là đối tượng không thích hợp dùng cho trẻ em vì trong đó có nhiều hợp chất mà cơ thể bé không kịp hấp thu sẽ gây ra các tác dụng phụ.
+ Người chuẩn bị làm phẫu thuật, đang dùng thuốc chống đông máu cũng không nên dùng vì có thể khiến bệnh nặng hơn và còn gây ra triệu chứng buồn nôn.
Mỗi ngày chỉ nên dùng không quá 20 bông/người/ngày, 1 tách trà tương đương với 4 bông.