21 đơn vị đã hoàn thành 100% việc chuyển kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Về nguồn huy động từ Chương trình phát động cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: Tính đến hết ngày 28/3/2025, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82%
Về nguồn ngân sách nhà nước, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngày 10/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Ngôi nhà sàn xây kiên cố thay thế căn nhà gỗ cũ xuống cấp nghiêm trọng của bà Lò Thị Tuyết ở Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Về nguồn huy động từ Chương trình phát động cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: Tính đến hết ngày 28/3/2025, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.
Đến nay, có 21 đơn vị đã hoàn thành 100% việc chuyển kinh phí hỗ trợ tới địa phương gồm: Bộ Quốc phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Tập đoàn Masan, Tập đoàn Hòa Phát.