238 tấn rác thải nhựa xâm chiếm quần đảo thiên đường

Từng được cho là một trong những nơi tuyệt vời trên thế giới, quần đảo Cocos ở Australia đang phải đối mặt với lượng rác thải nhựa tích tụ khổng lồ.

Rác thải nhựa trên thế giới vẫn còn tồn tại ở những nơi khó tiếp cận như trong cơ thể người, đáy đại dương và các cơ quan nội tạng của sinh vật biển. Theo một báo cáo khoa học công bố trên trang Scientific Reports, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thực trang đáng buồn ở quần đảo Cocos, thiên đường nguyên sơ cuối cùng của Australia. Tại đây, bãi biển tràn ngập các vật dụng gia đình quen thuộc, chúng chất chồng lên nhau, che khuất hoàn toàn cát. Ảnh: Webgram.life.

Rác thải nhựa trên thế giới vẫn còn tồn tại ở những nơi khó tiếp cận như trong cơ thể người, đáy đại dương và các cơ quan nội tạng của sinh vật biển. Theo một báo cáo khoa học công bố trên trang Scientific Reports, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thực trang đáng buồn ở quần đảo Cocos, thiên đường nguyên sơ cuối cùng của Australia. Tại đây, bãi biển tràn ngập các vật dụng gia đình quen thuộc, chúng chất chồng lên nhau, che khuất hoàn toàn cát. Ảnh: Webgram.life.

Năm 2017, tiến sĩ Jennifer Lavers, nhà khoa học nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam cực của Đại học Tasmania, dành một năm để phân loại rác thải trôi dạt vào bờ biển quần đảo Cocos. Nơi đây là vùng đất ngoài khơi bao gồm 27 hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương. Trong 15 năm làm việc trên đảo, Jennifer Lavers nói rằng Cocos đặc biệt ấn tượng bởi việc tích tụ lượng rác khổng lồ. Ảnh: Nverse 1.

Năm 2017, tiến sĩ Jennifer Lavers, nhà khoa học nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam cực của Đại học Tasmania, dành một năm để phân loại rác thải trôi dạt vào bờ biển quần đảo Cocos. Nơi đây là vùng đất ngoài khơi bao gồm 27 hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương. Trong 15 năm làm việc trên đảo, Jennifer Lavers nói rằng Cocos đặc biệt ấn tượng bởi việc tích tụ lượng rác khổng lồ. Ảnh: Nverse 1.

Trên báo cáo khoa học, Jennifer Lavers ước tính hòn đảo có 238 tấn rác với 373.000 bàn chải đánh răng, 977.000 đôi giày và một loại nhựa mới với số lượng vô tận, vượt xa những nỗ lực để loại bỏ. Chia sẻ với Inverse, vị tiến sĩ nói: “Khi đào xuống lớp trầm tích để xem mức độ chôn vùi, tôi ngạc nhiên khi nhận ra số lượng đôi khi không giảm xuống theo chiều sâu. Điều này có vẻ trái ngược với những gì người ta thường nghĩ”. Ảnh: Inverse.

Trên báo cáo khoa học, Jennifer Lavers ước tính hòn đảo có 238 tấn rác với 373.000 bàn chải đánh răng, 977.000 đôi giày và một loại nhựa mới với số lượng vô tận, vượt xa những nỗ lực để loại bỏ. Chia sẻ với Inverse, vị tiến sĩ nói: “Khi đào xuống lớp trầm tích để xem mức độ chôn vùi, tôi ngạc nhiên khi nhận ra số lượng đôi khi không giảm xuống theo chiều sâu. Điều này có vẻ trái ngược với những gì người ta thường nghĩ”. Ảnh: Inverse.

Năm 2016, theo điều tra dân số Australia, 544 người sống trên quần đảo Cocos. Dựa trên số liệu thống kê, người dân địa phương sẽ mất khoảng 4.000 năm để tạo ra lượng rác thải nhựa hiện có. Mặc dù giày và bàn chải đánh răng là 2 vật dụng nổi bật trong đống rác, 93% mảnh vụn trên đảo Cocos lại nằm bên dưới mặt đất. Trong đó, 60% vật liệu là mảnh vụn siêu nhỏ, có kích thước từ 2-5 mm. Ảnh: Inverse.

Năm 2016, theo điều tra dân số Australia, 544 người sống trên quần đảo Cocos. Dựa trên số liệu thống kê, người dân địa phương sẽ mất khoảng 4.000 năm để tạo ra lượng rác thải nhựa hiện có. Mặc dù giày và bàn chải đánh răng là 2 vật dụng nổi bật trong đống rác, 93% mảnh vụn trên đảo Cocos lại nằm bên dưới mặt đất. Trong đó, 60% vật liệu là mảnh vụn siêu nhỏ, có kích thước từ 2-5 mm. Ảnh: Inverse.

Với kích cỡ siêu nhỏ, những mảnh vụn theo đường tiêu hóa đi vào cơ thể của nhiều sinh vật biển như rùa. Báo cáo khoa học năm 2018 cho thấy khi rùa biển tiêu thụ nhựa đến một số lượng nhất định, chúng có 50% nguy cơ tử vong. Trên đảo Cocos, dòng chảy vô tận của nhựa làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong đó. Ảnh: Justdial.

Với kích cỡ siêu nhỏ, những mảnh vụn theo đường tiêu hóa đi vào cơ thể của nhiều sinh vật biển như rùa. Báo cáo khoa học năm 2018 cho thấy khi rùa biển tiêu thụ nhựa đến một số lượng nhất định, chúng có 50% nguy cơ tử vong. Trên đảo Cocos, dòng chảy vô tận của nhựa làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong đó. Ảnh: Justdial.

Khi các vật liệu nhựa như giày và bàn chải đánh răng cũ bị chôn vùi ít nhất 10 cm, chúng trở thành một phần trong lớp trầm tích. Lớp nhựa mới này đặt ra những lo ngại cho môi trường sống của động vật hoang dã. Nếu sự hiện diện của nhựa làm tăng hay giảm nhiệt độ của lớp trầm tích, khiến dòng chảy nước khác đi, độ ẩm thay đổi… các động vật sống gần bãi biển cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Stuff.co.nz.

Khi các vật liệu nhựa như giày và bàn chải đánh răng cũ bị chôn vùi ít nhất 10 cm, chúng trở thành một phần trong lớp trầm tích. Lớp nhựa mới này đặt ra những lo ngại cho môi trường sống của động vật hoang dã. Nếu sự hiện diện của nhựa làm tăng hay giảm nhiệt độ của lớp trầm tích, khiến dòng chảy nước khác đi, độ ẩm thay đổi… các động vật sống gần bãi biển cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Stuff.co.nz.

Năm 2017, người dân địa phương đã lắp đặt lò đốt rác gây tranh cãi. Hành động này giúp xử lý chất thải nhưng đồng thải làm tăng lượng khói độc trong không khí. Người dân được khuyến khích sử dụng đồ nhựa hạn chế và tiết kiệm. Chính phủ Australia đã tài trợ cho các dự án làm sạch bãi biển. Tuy nhiên, rác vẫn trôi dạt từ nơi khác đến và tiếp tục tích lũy. Năm 2050, thế giới ước tính có khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa. Sau khi chôn lấp, việc loại bỏ rác thải nhựa là quá trình khó khăn. Ảnh: Yacht Fathom.

Năm 2017, người dân địa phương đã lắp đặt lò đốt rác gây tranh cãi. Hành động này giúp xử lý chất thải nhưng đồng thải làm tăng lượng khói độc trong không khí. Người dân được khuyến khích sử dụng đồ nhựa hạn chế và tiết kiệm. Chính phủ Australia đã tài trợ cho các dự án làm sạch bãi biển. Tuy nhiên, rác vẫn trôi dạt từ nơi khác đến và tiếp tục tích lũy. Năm 2050, thế giới ước tính có khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa. Sau khi chôn lấp, việc loại bỏ rác thải nhựa là quá trình khó khăn. Ảnh: Yacht Fathom.

Vân Anh

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/238-tan-rac-thai-nhua-xam-chiem-quan-dao-thien-duong-post991837.html