3 bài học nuôi dạy con gái của người phụ nữ từ tay trắng thành tỷ phú
Những bài học nuôi dạy con gái của bà thực sự rất đáng để học hỏi, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay.
Wang Laichun (Vương Lai Xuân) là một phụ nữ giàu có nhưng rất khiêm tốn ở Trung Quốc. Hiện tại, bà là chủ tịch và là chủ sở hữu một phần của nhà sản xuất thiết bị điện tử Luxshare Precision Industry, ở Thâm Quyến chuyên cung cấp linh kiện cho Apple.
Theo nhận xét của mọi người, danh tiếng của bà kém xa so với Đổng Minh Châu (từng là chủ tịch của Gree Electric), nhưng quá trình lập nghiệp lại là một huyền thoại trong giới doanh nhân. Xuất phát điểm của bà là công nhân trong dây chuyền lắp ráp của Foxconn, nhưng sau đó bắt đầu kinh doanh và thành công như hiện nay.
Vương Lai Xuân hiện là chủ tịch và là chủ sở hữu một phần của nhà sản xuất thiết bị điện tử Luxshare Precision Industry, ở Thâm Quyến chuyên cung cấp linh kiện cho Apple.
Bà là thuộc thế hệ không học cao, không giàu có, không có nền tảng từ gia đình. Từ một công nhân dây chuyền lắp ráp đến tài sản ròng 55 tỷ nhân dân tệ, đã nhiều lần lọt vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc.
Những câu chuyện của Vương Lai Xuân không chỉ truyền cảm hứng cho mọi người cố gắng, mà bà còn được ngưỡng mộ trong việc nuôi dạy con cái. Đặc biệt, có 3 quan điểm dạy con mà mọi người có thể học hỏi theo.
1. Không nên nuôi dạy con gái theo cách khuyến khích chịu đựng khó khăn
Nhiều người cho rằng, con gái đừng cố làm việc quá sức, chỉ cần lấy một người chồng giàu là sẽ có tương lai tốt. Bà Vương Lai Xuân cho rằng, những người nói ra những lời này thật quá vô trách nhiệm.
Nếu không có khả năng tự lo cho bản thân, sống dựa dẫm vào người khác, cuộc đời họ sẽ chẳng có được tiếng nói trong gia đình của mình. Là con gái, đừng nghĩ tới việc dựa dẫm vào bất cứ ai, chỉ có tự nuôi được bản thân thì mới tự tin ngẩng cao mặt mà sống.
Vương Lai Xuân rõ ràng đã đạt được quyền tự do kiểm soát cuộc sống của mình nhờ làm việc chăm chỉ. Năm 1988, bà bỏ học sớm vì gia cảnh nghèo khó. Năm 21 tuổi, để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, bà đến Thâm Quyến để làm công nhân.
Vào thời điểm đó, điều kiện làm việc và sinh hoạt không tốt, hơn 100 công nhân nữ đã ngủ lại xưởng. Ngoài ra, để kịp tiến độ, nhà máy thường xuyên bắt công nhân thức khuya làm thêm giờ, nhiều cô gái không chịu được cực khổ đã bỏ đi. Wang Laichun đặc biệt có khả năng chịu đựng khó khăn. Dù xuất phát điểm thấp nhưng bà không bao giờ ngừng cố gắng.
Ngoài khả năng chịu đựng gian khổ, Vương Lai Xuân còn đặc biệt ham học hỏi. Những người khác trở lại nghỉ ngơi sau khi tan sở, còn bà tiếp tục ở lại nhà máy làm thêm giờ, nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật gặp phải. Vì đặc biệt chịu khó, chịu khó nghiên cứu nên sau này bà được thăng chức làm quản lý.
2. Nuôi dạy con gái nên khuyến khích con chăm học
Khi Vương Lai Xuân đến làm việc, nhà máy có hỗ trợ cho công nhân việc rèn luyện thêm các kỹ năng bổ trợ cho công việc. Nhiều người không đồng tình, cho rằng việc này không quan trọng, chỉ cần làm tốt công việc được giao là xong.
Vương Lai Xuân khác với họ, bà không vắng mặt mỗi khi có buổi học diễn ra. Bà biết rằng trình độ học vấn của mình thấp, cần phải học nhiều thứ. Bà cũng tiếc nuối vì mình đã không được học hành tới nơi tới chốn. Vì vậy, việc tham gia các lớp học là cơ hội quý giá đối với bà.
Những khóa học này đã giúp bà tích lũy nhiều kiến thức, chẳng hạn như cách quản lý nhân viên và cách đối phó với những xích mích của nhân viên, là nền tảng để bà trở thành một nhà quản lý trong tương lai.
Chính vì yêu thích học hỏi mà bà luôn không ngừng tiến bộ về khả năng thăng tiến. Sau đó, vào năm 1998, bà trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của Foxconn, quản lý hàng nghìn nhân viên.
3. Nuôi dạy con gái không nên gò bó mình trong một khuôn mẫu nhất định
Nhiều người nói rằng, con gái cần phải nữ tính, dễ thương và thanh lịch. Bà phản đối với quan điểm này. Con gái cũng có thể sống với nhiều tính cách mạnh mẽ, can đảm như con trai.
Trong một cuộc phỏng vấn, Vương Lai Xuân đã chia sẻ quan điểm của mình qua câu hỏi: "Phụ nữ mạnh mẽ thường bị đàn ông hoặc phụ nữ khác coi là không thể yêu thương. Và khi một người phụ nữ lớn lên, cô ấy được giáo dục để trở nên ngoan, dễ thương và đáng mến.
Vì vậy, sự áp đặt suy nghĩ này khiến phụ nữ chịu rất nhiều áp lực trong quá trình trưởng thành của mình. Đôi khi chỉ để được người khác yêu thích và chào đón mà bạn không muốn thể hiện ý tưởng và kỹ năng lãnh đạo của riêng mình. Bà nhìn nhận nó như thế nào?"
Vương Lai Xuân cho biết: "Cá nhân tôi nghĩ nó có dễ thương hay không còn tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người. Khi bạn sẵn sàng cho đi, nghĩa là bạn sẽ nhận lại. Dù là ai đi chăng nữa, cũng cần phải nỗ lực cố gắng mỗi ngày”.
“Nếu là một người phụ nữ bình thường, họ có thể làm xong 8 tiếng, trở về nhà chăm sóc gia đình và chồng con. Nhưng nếu vị trí thay đổi, bạn không được phép làm những gì bạn muốn làm, xã hội có những yêu cầu khác nhau đối với bạn vào thời điểm này.
Bạn cần phải từ bỏ một thứ gì đó. Mỗi người đều có một sự lựa chọn. Tôi là người chịu trách nhiệm cuộc sống của rất nhiều người, vì vậy con đường tôi đi cũng sẽ khác. Tôi tình nguyện làm việc dù có đến tuổi nghỉ hưu đi chăng nữa”, bà nói thêm.
Tầm nhìn của bà không bị mắc kẹt bởi đàn ông hay gia đình. Bà không bao giờ mặc định bản thân chỉ được phép làm những việc giới hạn của phụ nữ và không bận tâm nhiều với những đánh giá từ người khác.