3 bí ẩn kỳ quặc hiện hữu trên Trái Đất đang chờ được giải đáp

Đây chỉ là một vài trong vô vàn những bí ẩn kỳ quặc đang chờ con người giải mã.

 1. Đồi Nam Châm - Ấn Độ: Các biển báo ở đây hướng dẫn du khách dừng xe trong ô kẻ trắng trên đường, tắt máy và chờ điều kỳ diệu xảy ra. Khi đỗ đúng điểm đánh dấu, ôtô tự chạy lên dốc với vận tốc khoảng 15 - 20 km/h. Thậm chí nước đổ ra đường cũng có xu hướng chảy ngược lên dốc.

1. Đồi Nam Châm - Ấn Độ: Các biển báo ở đây hướng dẫn du khách dừng xe trong ô kẻ trắng trên đường, tắt máy và chờ điều kỳ diệu xảy ra. Khi đỗ đúng điểm đánh dấu, ôtô tự chạy lên dốc với vận tốc khoảng 15 - 20 km/h. Thậm chí nước đổ ra đường cũng có xu hướng chảy ngược lên dốc.

Đây là một bí ẩn kỳ quặc hiện hữu ở Trái Đất đang chờ lời giải đáp. Cư dân Ladakh tin rằng ngọn đồi này từng có một con đường dẫn lên thiên đàng trong truyền thuyết. Song chỉ những người xứng đáng mới được kéo thẳng vào con đường này, trong khi những người còn lại không bao giờ qua lối đi bí ẩn đó dù có cố gắng đến đâu.

Đây là một bí ẩn kỳ quặc hiện hữu ở Trái Đất đang chờ lời giải đáp. Cư dân Ladakh tin rằng ngọn đồi này từng có một con đường dẫn lên thiên đàng trong truyền thuyết. Song chỉ những người xứng đáng mới được kéo thẳng vào con đường này, trong khi những người còn lại không bao giờ qua lối đi bí ẩn đó dù có cố gắng đến đâu.

Những giả thuyết hiện đại xoay quanh từ trường được nhiều người tin tưởng. Theo đó, ngọn đồi phát ra nguồn năng lượng từ tính khổng lồ, hút các phương tiện trong phạm vi nhất định về phía nó. Do đó, nơi này được đặt tên là Đồi Nam Châm.

Những giả thuyết hiện đại xoay quanh từ trường được nhiều người tin tưởng. Theo đó, ngọn đồi phát ra nguồn năng lượng từ tính khổng lồ, hút các phương tiện trong phạm vi nhất định về phía nó. Do đó, nơi này được đặt tên là Đồi Nam Châm.

 2. Rừng đá Shillin cách Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, khoảng 120 km. Ban đầu nó là đáy của một vùng biển lớn. Nước dần cạn đi, để lộ ra những núi đá vôi khổng lồ. Sự xói mòn của gió và nước tạo nên những hình thù ấn tượng cho các khối đá.

2. Rừng đá Shillin cách Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, khoảng 120 km. Ban đầu nó là đáy của một vùng biển lớn. Nước dần cạn đi, để lộ ra những núi đá vôi khổng lồ. Sự xói mòn của gió và nước tạo nên những hình thù ấn tượng cho các khối đá.

Khu rừng đá có niên đại khoảng 270 triệu năm. Các khối thạch nhũ trải dài trên diện tích khoảng 400 km2, tạo ra mê cung khổng lồ.

Khu rừng đá có niên đại khoảng 270 triệu năm. Các khối thạch nhũ trải dài trên diện tích khoảng 400 km2, tạo ra mê cung khổng lồ.

Kết cấu của những khối thạch nhũ có thể khiến du khách thót tim trên đường khám phá.

Kết cấu của những khối thạch nhũ có thể khiến du khách thót tim trên đường khám phá.

Càng đi sâu vào rừng, du khách sẽ càng choáng ngợp trước những kiệt tác đá tự nhiên, với kết cấu phức tạp của các khối thạch nhũ, hang động, sông hồ và cảnh quan nơi đây.

Càng đi sâu vào rừng, du khách sẽ càng choáng ngợp trước những kiệt tác đá tự nhiên, với kết cấu phức tạp của các khối thạch nhũ, hang động, sông hồ và cảnh quan nơi đây.

Shillin chia thành nhiều khu rừng nhỏ hơn với các hang động, thác nước, ao, hồ... và đặc biệt có một con sông ngầm chảy sâu bên dưới những ngọn núi khổng lồ.

Shillin chia thành nhiều khu rừng nhỏ hơn với các hang động, thác nước, ao, hồ... và đặc biệt có một con sông ngầm chảy sâu bên dưới những ngọn núi khổng lồ.

 3. Thác máu, Nam Cực: Năm 1911, nhà địa chất học người Anh Griffith Taylor đã tình cờ phát hiện ra một thung lũng băng ở Đông Nam Cực với dòng nước chảy ra có màu đỏ ý như máu.

3. Thác máu, Nam Cực: Năm 1911, nhà địa chất học người Anh Griffith Taylor đã tình cờ phát hiện ra một thung lũng băng ở Đông Nam Cực với dòng nước chảy ra có màu đỏ ý như máu.

Sự tương phản giữa màu trắng xanh của băng và màu đỏ máu của nước khiến ngọn thác trông như một con quái vật bị phong ấn trong băng.

Sự tương phản giữa màu trắng xanh của băng và màu đỏ máu của nước khiến ngọn thác trông như một con quái vật bị phong ấn trong băng.

Trong suốt 1 thế kỷ, thác nước màu đỏ như máu giữa khung cảnh trắng xóa của Nam Cực đã trở thành chủ đề khó giải đáp đối với giới khoa học.

Trong suốt 1 thế kỷ, thác nước màu đỏ như máu giữa khung cảnh trắng xóa của Nam Cực đã trở thành chủ đề khó giải đáp đối với giới khoa học.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu ở Đại học Alaska Fairbanks và Colorado, Mỹ, cho biết họ đã tìm ra câu trả lời. Theo đó, màu đỏ ối là do nước mặn ở thác bị nhuộm bởi các khoáng chất chứa sắt. Khi nước đổ xuống mặt băng theo định kỳ và tiếp xúc với không khí, sắt chuyển thành oxit sắt, tạo nên sắc đỏ sậm.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu ở Đại học Alaska Fairbanks và Colorado, Mỹ, cho biết họ đã tìm ra câu trả lời. Theo đó, màu đỏ ối là do nước mặn ở thác bị nhuộm bởi các khoáng chất chứa sắt. Khi nước đổ xuống mặt băng theo định kỳ và tiếp xúc với không khí, sắt chuyển thành oxit sắt, tạo nên sắc đỏ sậm.

Xem thêm video: Giải mã bí ẩn lưỡi vàng “thần thánh” trong miệng xác ướp Ai Cập.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/3-bi-an-ky-quac-hien-huu-tren-trai-dat-dang-cho-duoc-giai-dap-1785742.html