3 bộ phận của tôm bạn nên hạn chế ăn
Tôm là một trong những loại thực phẩm phổ biến và được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận của tôm đều có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những bộ phận của tôm mà chúng ta nên hạn chế ăn thường xuyên.
Lợi ích khi ăn tôm
Ngăn ngừa bệnh về xương: tôm cung cấp lượng canxi dồi dào, giúp duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa các vấn đề như loãng xương, viêm xương khớp.
Bảo vệ mắt: tôm giàu các hợp chất carontenoid, vitamin C, vitamin E và axit béo omega, giúp bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Giàu hợp chất chống ung thư: lipid trong tôm chứa nhiều chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs), có tính chống ung thư nhờ khả năng chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.
Bảo vệ sức khỏe gan: astaxanthin trong tôm có khả năng ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid và giảm tích tụ mỡ trong gan, giúp bảo vệ gan khỏe mạnh.
Đầu tôm
Nhiều người tin rằng ăn đầu tôm sẽ giúp sáng mắt, nhưng thực tế, điều này không hoàn toàn chính xác. Đầu tôm chứa ít chất dinh dưỡng và là nơi tập trung nhiều chất thải và kim loại nặng như asen. Ăn nhiều đầu tôm có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đầu tôm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ đen trên lưng tôm là đường tiêu hóa của tôm, chứa nhiều chất thải. Nếu không loại bỏ, khi ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nên loại bỏ đường chỉ đen trước khi chế biến tôm để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Vỏ tôm
Nhiều người cho rằng ăn vỏ tôm sẽ giúp bổ sung canxi cho cơ thể, nhưng thực tế, vỏ tôm không chứa nhiều canxi. Canxi chủ yếu có trong thịt, chân và càng tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây khó tiêu hóa, làm khó chịu cho đường ruột. Đặc biệt, trẻ nhỏ không nên ăn vỏ tôm vì dễ bị hóc và gây nguy hiểm.
Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/3-bo-phan-cua-tom-ban-nen-han-che-an-388088.html