Bộ phận độc hại ở gà - Đầu. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn trên nền đất, điều này khiến chúng vô tình ăn phải kim loại nặng có hại. Đây cũng là lý do khiến gà càng già thì đầu gà càng độc.
Hơn nữa, đầu gà chủ yếu là óc và da. Cả hai phần này đều chứa lượng lớn cholesterol. Ăn lượng nhỏ sẽ không có vấn đề gì. Ngược lại, tiêu thụ số lượng lớn dễ tích tụ các chất bất lợi cho cơ thể. Thậm chí dẫn đến béo phì và huyết áp cao.
Bộ phận độc hại ở gà - Phao câu. Thịt gà chứa nhiều protein song lại ít chất béo. Loại gia cầm này cũng chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP, muối khoáng canxi, phốt-pho, sắt... nên có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống ung thư hiệu quả...
Dù vậy, phao câu gà là bộ phận có hại không nên ăn nhiều. Nguyên nhân bởi vị trí này tập trung nhiều tuyến bạch huyết, các chất có hại khó phân giải tích tụ.
Phao câu cũng là nơi được xem là “ổ” chứa vi khuẩn. Ăn chúng sẽ khiến bạn vô tình nạp lượng lớn mầm bệnh mà không hay biết.
Bộ phận độc hại ở gà – Gan. Gan gà được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Nó chứa lượng vitamin A thậm chí vượt xa sữa, trứng, thịt và cá. Tuy nhiên, gan cũng là cơ quan thải độc của cơ thể, dễ chứa chất độc chưa phân hủy.
Thêm vào đó, kim loại nặng cùng hàm lượng dự trữ mật cao trong gan có thể trở thành mối nguy “uy hiếp” sức khỏe.
Từ lý do trên, dù gan chứa nhiều dưỡng chất song bạn cũng không nên ăn nhiều, tốt nhất không ăn. Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta có thể bổ sung vitamin A theo nhiều cách lành mạnh hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thịt gà nhập khẩu: Vì sao giá rẻ? Nguồn: VTC16.
Định Tâm (Theo SH, Th)