3 loài cỏ dại bất ngờ thành 'kho vàng' của nông dân

Từ loài cỏ dại, bồn bồn, hẹ nước...đã vươn mình để trở thành 'kho vàng', mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Vốn là loài cỏ dại xuất hiện trên mâm cơm của người Việt xưa, ngày nay hẹ trở thành đặc sản mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều bà con sống trong mùa nước lũ. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Vốn là loài cỏ dại xuất hiện trên mâm cơm của người Việt xưa, ngày nay hẹ trở thành đặc sản mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều bà con sống trong mùa nước lũ. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Cây hẹ có hai loại phổ biến là hẹ nước và hẹ cạn, trong đó hẹ nước được ưa dùng hơn bởi thuộc tính tốt cho sức khỏe và giá trị kinh tế cao. Ảnh: Dân Việt

Cây hẹ có hai loại phổ biến là hẹ nước và hẹ cạn, trong đó hẹ nước được ưa dùng hơn bởi thuộc tính tốt cho sức khỏe và giá trị kinh tế cao. Ảnh: Dân Việt

Hẹ nước mọc nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Hiện, hẹ nước tươi có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Dân Việt

Hẹ nước mọc nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Hiện, hẹ nước tươi có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Dân Việt

Mỗi mùa nước nổi về, loài cỏ dại ven đồng mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân. Ảnh: Tép Bạc

Mỗi mùa nước nổi về, loài cỏ dại ven đồng mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân. Ảnh: Tép Bạc

Từng được xem là loại cỏ dại phát triển mạnh, phá đi không hết, nhưng ngày nay cây bồn bồn trở thành một đặc sản trứ danh của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dân Việt

Từng được xem là loại cỏ dại phát triển mạnh, phá đi không hết, nhưng ngày nay cây bồn bồn trở thành một đặc sản trứ danh của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dân Việt

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây bồn bồn, nhiều người dân ở Cà Mau đã thoát nghèo. Ảnh: Anthinhfood

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây bồn bồn, nhiều người dân ở Cà Mau đã thoát nghèo. Ảnh: Anthinhfood

Mô hình trồng bồn bồn mang lại giá trị kinh tế khoảng 100–120 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Dân Việt

Mô hình trồng bồn bồn mang lại giá trị kinh tế khoảng 100–120 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Dân Việt

Trước đây, bãi đê dọc sông Hồng chỉ là nơi chăn trâu, cắt cỏ nhưng nay đã được người dân ở huyện Nam Trực (Nam Định) tận dụng để trồng các loại cỏ mang về nguồn lợi nhuận đáng kể. Ảnh: VTCNews

Trước đây, bãi đê dọc sông Hồng chỉ là nơi chăn trâu, cắt cỏ nhưng nay đã được người dân ở huyện Nam Trực (Nam Định) tận dụng để trồng các loại cỏ mang về nguồn lợi nhuận đáng kể. Ảnh: VTCNews

Các giống cỏ trồng tại đây là cỏ gừng Việt, cỏ gừng Thái và cỏ Nhật. Ảnh: TTXVN

Các giống cỏ trồng tại đây là cỏ gừng Việt, cỏ gừng Thái và cỏ Nhật. Ảnh: TTXVN

Với giá bán cao nhất lên tới 25.000 đồng/kg, những loại cỏ này cũng đem về hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người trồng. Ảnh: VTCNews

Với giá bán cao nhất lên tới 25.000 đồng/kg, những loại cỏ này cũng đem về hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người trồng. Ảnh: VTCNews

Video: Món ăn ngon từ... úp nồi. Đặc sản miền sông nước. Nguồn: THDT

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/3-loai-co-dai-bat-ngo-thanh-kho-vang-cua-nong-dan-1769452.html