3 sai lầm nghiêm trọng khiến máy giặt vừa tốn điện vừa nhanh hỏng

Máy giặt là thiết bị gia dụng thiết yếu nhất trong gia đình. Thế nhưng, có những sai lầm chúng ta vẫn đang mắc phải không chỉ khiến tiền điện tăng mà máy giặt cũng nhanh hỏng.

Ý nghĩa chỉ số công suất trên máy giặt

Để biết được máy giặt có tốn điện không, bạn nên hiểu được chỉ số công suất của máy. Một cách hiểu đơn giản các thông số này sẽ cho bạn biết hiệu suất làm việc của máy. Từ đó, người sử dụng sẽ biết được lượng quần áo cho phép. Đồng thời cũng biết được máy giặt sẽ tiêu thụ được bao nhiêu điện năng.

Chỉ số công suất hay còn gọi là hiệu suất năng lượng sẽ được công bố công khai.

Chỉ số công suất hay còn gọi là hiệu suất năng lượng sẽ được công bố công khai.

Thông thường, các chỉ số này sẽ được công khai trên mỗi máy. Để tiện cho người sử dụng, các chỉ số sẽ được in trên nhãn năng lượng dán trên máy. Vì vậy, khi mua máy, bạn nên chú đến nhãn dán này để có lựa chọn phù hợp.

Ví dụ, nếu máy giặt có chỉ số là 11 Wh/kg. Vậy máy giặt tốn điện không? Giả sử bạn bỏ vào máy tổng cộng 5kg quần áo, thì máy sẽ tiêu thụ là:

11 x 5 = 55 Wh (0,055 kWh).

Tuy nhiên, chỉ số công suất này được đo lượng dựa theo chế độ giặt thường. Do đó mức điện tiêu thụ thức tế có thể sai lệch ít nhiều. Những chương trình giặt khác nhau có thể sẽ tiêu tốn lượng điện năng khác nhau.

Máy giặt 1 tháng hết bao nhiêu tiền điện?

Nếu bạn muốn tính được số điện tiêu thụ, bạn cần phải cân nhắc thêm một số yếu tố nữa.

Ví dụ, nếu gia đình bạn mỗi ngày đều sử dụng máy giặt Samsung Inverter 9 kg WW90K52E0WW/SV. Mỗi lần giặt với khối lượng 9kg trong vòng 1 giờ đồng hồ. Qua đó, chi phí điện năng mà máy giặt tiêu thụ trong một tháng sẽ là:

Điện năng tiêu thụ/tháng = 20,9W x 9kg x 1 giờ x 30 ngày = 5643 W.

Vì vậy, mỗi tháng gia đình bạn sẽ sử dụng khoảng 5,643 ký điện cho việc giặt giũ.

Thực tế, để tính số tiền phải trả thì bạn làm như sau: Giả sử đơn giá mỗi ký điện là 2.500 VNĐ.

Tiền điện = 5,643×2.500=14.108 VNĐ.

Như vậy, mỗi tháng gia đình bạn thực chất tiêu tốn rất ít tiền điện cho việc giặt quần áo.

Tuy nhiên, số tiền này chưa thể phản ánh chính xác chi phí giặt giũ trong gia đình. Bạn còn cần phải cộng thêm tiền nước mà máy giặt sử dụng nữa. Thông thường, mỗi lần giặt máy sẽ tiêu tốn khá nhiều nước cho việc giặt và xả thơm quần áo.

Xem thêm: 9 thiết bị siêu tốn điện khiến hóa đơn tiền điện 'bốc hỏa'

3 sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng máy giặt khiến vừa tốn điện vừa nhanh hỏng

Theo chia sẻ từ một số thợ chuyên sửa chữa máy giặt, nhiều gia đình thường những mắc phải những sai lầm này. Chúng có thể khiến máy giặt nhanh hỏng đồng thời không thể tiết kiệm điện:

Quên kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy giặt

Những vật dụng còn sót lại trong túi quần, túi áo có thể làm hỏng lồng giặt.

Những vật dụng còn sót lại trong túi quần, túi áo có thể làm hỏng lồng giặt.

Các bà mẹ thường quên kiểm tra những vật dụng còn sót lại bên trong túi áo, quần. Hành động này vô tình làm cho máy giặt nhanh hỏng. Đồng thời khi hoạt động, máy giặt sẽ phải tiêu tốn một lượng điện năng để hoạt động. Vì vậy, trước khi cho quần áo vào máy, bạn nên kiểm tra thật kỹ. Điều này giúp cho máy giặt tăng thêm tuổi thọ, tiết kiệm điện năng.

Với đồ có khóa kéo, bạn nên cài hết chúng lại. Bởi các loại khóa kéo có thể gây kẹt bên trong lồng giặt, gây hỏng hóc. Nếu như bạn không muốn mất thêm tiền mua máy giặt mới thì hãy chú ý những việc đó.

Sử dụng sai bột giặt

Dùng sai loại bột giặt có thể khiến việc hoạt động của máy bị ảnh hưởng từ đó gây tốn điện hơn.

Dùng sai loại bột giặt có thể khiến việc hoạt động của máy bị ảnh hưởng từ đó gây tốn điện hơn.

Anh Hoàng Minh Hoàng, thợ sửa máy giặt tại Thái Hà cho biết, đa số các bà nội trợ đều mắc phải sai lầm đó là sử dụng lẫn lộn xà phòng. Điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi có thể dẫn đến bọt xà phòng trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt. Đồng thời, máy móc hư hại, cũng làm tiêu tốn điện năng đáng kể.

Mở nắp máy giặt đột ngột khi thiết bị đang hoạt động

Mở nắp máy giặt đột ngột gây tốn điện, tốn nước và mất rất nhiều thời gian.

Mở nắp máy giặt đột ngột gây tốn điện, tốn nước và mất rất nhiều thời gian.

Vừa mới bấm nút bật máy giặt nhưng bạn lại mở nắp thiết bị này ra đột ngột vì phát hiện có vài quần áo chưa cho vào. Hành động này cực kỳ hại máy và là nguyên nhân chính khiến máy giặt nhanh hỏng. Thêm nữa, sau khi mở nắp thiết bị, bạn sẽ phải bắt đầu lại chu trình giặt từ đầu, việc này gây tốn điện, tốn nước và mất rất nhiều thời gian.

Không thường xuyên vệ sinh máy giặt

Không vệ sinh máy giặt cũng có thể khiến máy giặt hoạt động chậm hơn, gây tiêu hao điện hơn.

Không vệ sinh máy giặt cũng có thể khiến máy giặt hoạt động chậm hơn, gây tiêu hao điện hơn.

Máy giặt sau khi được sử dụng một thời gian dài sẽ sinh ra bụi bẩn, nấm mốc. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, những bụi bẩn đó sẽ bám lên quần áo của bạn trong quá trình giặt, gây hại cho sức khỏe. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn bên bảo trì định kỳ, vệ sinh máy giặt đều đặn, vừa tránh hỏng hóc mà lại giữ cho quần áo được sạch sẽ, thơm tho.

Giặt quá nhiều hoặc quá ít quần áo

Việc giặt quá tải khiến máy phải căng mình để làm việc, sẽ gây hỏng máy nhanh, tốn điện hơn.

Việc giặt quá tải khiến máy phải căng mình để làm việc, sẽ gây hỏng máy nhanh, tốn điện hơn.

Máy giặt được thiết kế để chịu được một lượng quần áo và nước nhất định. Nếu máy của bạn là loại 7kg, đừng ép nó giặt khối lượng đồ tới 9-10kg. Việc giặt quá tải khiến máy phải căng mình để làm việc tăng khả năng tiêu tốn điện năng. Đồng thời, về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.

Còn trong trường hợp giặt ít, máy giặt sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng ví tiền của bạn thì không. Bởi với một mẻ giặt, máy được thiết kế để giặt từng đó bước với từng đó thời gian và tiêu thụ năng lượng cụ thể. Nó sẽ không vì bạn giặt ít đồ hơn mà chạy nhanh hơn hay dùng ít nước hơn, tiêu thụ ít điện hơn.

Vì vậy, nếu có ít đồ hãy dồn nó cho mẻ giặt sau để tránh lãng phí điện, nước. Có một cách xác định lượng quần áo đã đủ cân chưa là khi bỏ quần áo khô vào máy, quần áo chỉ nên chiếm 4/5 chiều cao lồng giặt.

Cắm phích máy giặt vào ổ nối hay phích đa năng

Cắm chung phích cắm có thể gây chập cháy điện.

Cắm chung phích cắm có thể gây chập cháy điện.

Máy giặt tiêu thụ điện năng lớn hơn so với các thiết bị điện khác trong nhà, do đó, bạn nên cắm trực tiếp phích cắm của máy giặt vào ổ điện độc lập. Không nên sử dụng dây nối hay ô cắm đa năng chịu tải không thích hợp, có thể gây quá tải, chập cháy ổ điện, thậm chí làm ảnh hưởng đến máy giặt.

Sau khi giặt xong, bạn nên rút phích máy giặt để đảm bảo an toàn, nhất là nhà có trẻ em và lồng giặt mở.

Bùi Hân

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/3-sai-lam-nghiem-trong-khien-may-giat-vua-ton-dien-vua-nhanh-hong-172230603110732804.htm