4 'cánh buồm' giúp doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế
Khám phá những yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp tự tin đạp gió rẽ sóng, mở rộng quy mô, hướng đến chinh phục những thị trường mới...
4 “CÁNH BUỒM” GIÚP DOANH NGHIỆP VƯƠN RA “BIỂN LỚN”
Tiến đến thị trường quốc tế hiện là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp Việt. Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2023 của ngân hàng UOB (United Overseas Bank), trung bình 10 doanh nghiệp Việt thì có 9 doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sang thị trường nước ngoài trong 3 năm tới. Còn theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư gồm vốn mới và vốn điều chỉnh của Việt Nam ra nước ngoài đã đạt 416,8 triệu đô la, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ra “biển lớn” là nấc thang quan trọng, mở ra cơ hội để doanh nghiệp gia tăng doanh thu và củng cố thương hiệu với tư cách một doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, lãnh đạo các doanh nghiệp có lý do lưu tâm, tìm kiếm những gợi ý nhằm hiện thực hóa mục tiêu. Với kinh nghiệm cộng tác, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô ra nước ngoài, bà Tiêu Yến Trinh đúc kết doanh nghiệp muốn đạp gió rẽ sóng, vững vàng tiếp cận thị trường mới, sẽ cần hội đủ 4 “cánh buồm”.
“Cánh buồm” tiên phong là hệ sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu và chinh phục thị hiếu người tiêu dùng. Có được sản phẩm rồi, điều tiếp theo doanh nghiệp không thể thiếu là chiến lược tiếp thị - bán hàng chi tiết, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, phương pháp tiếp cận và những đối tác tiềm năng có thể hỗ trợ công ty đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. “Cánh buồm” thứ ba là dòng vốn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định từ 2 đến 3 năm bất chấp trường hợp tình huống xấu nhất xảy đến. Cuối cùng là nguồn lực con người - những vị trí, kỹ năng cần thiết để thiết lập những giá trị độc nhất chỉ doanh nghiệp cung cấp được và đảm bảo khả năng vận hành tại thị trường mới.
“SỨC BỀN”, ĐIỀU QUAN TRỌNG DOANH NGHIỆP ÍT NGHĨ ĐẾN
Bà Tiêu Yến Trinh cũng cho hay, một khi tiến ra quốc tế, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức đối mặt áp lực gây ấn tượng và chinh phục thị hiếu của khách hàng nước ngoài. Chính vì vậy, trong 4 “cánh buồm”, phần đông doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư cho cho sản phẩm và chiến lược tiếp thị. Nhưng để tránh lâm cảnh “một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến yếu tố con người. Đây chính là “cánh buồm” định đoạt sức bền của tổ chức trong hành trình hòa nhập với thị trường quốc tế.
“Trước khi mở rộng sang thị trường mới, doanh nghiệp nên củng cố cấu trúc và mô hình nhân sự giữa các phòng ban, các cấp bậc và vị trí khác nhau. Với một hệ thống rõ ràng, chuẩn chỉnh, doanh nghiệp sẽ dễ xác định nguồn lực cần thiết cho quá trình mở rộng để xây dựng chiến lược nhân tài phù hợp, từ việc tận dụng nguồn lực nội bộ đến vay mượn thêm nhân tài từ các thị trường khác”, bà Trinh chia sẻ.
Khi mô hình nhân sự thay đổi, ắt dẫn đến những điều chỉnh trong quản lý lương, thưởng nhằm duy trì khả năng vận hành nhân lực của doanh nghiệp. Những điều chỉnh này, bên cạnh mục đích đảm bảo sự chính xác của hệ thống tính lương, còn bao gồm việc cập nhật những yêu cầu pháp lý, thuế, quy định sử dụng lao động… nhằm tuân thủ pháp luật của quốc gia trong thị trường mở rộng.
Trường hợp quản lý đồng thời nhân viên trong nước lẫn nước ngoài, doanh nghiệp cần cân nhắc xây dựng hệ thống tính lương mạnh mẽ hoặc chuẩn chỉnh hệ thống đang có. Thứ nhất, hành động này đảm bảo bộ máy tính lương có thể tập hợp, theo dõi dữ liệu nhân viên một cách đồng bộ bất chấp sự gia tăng của lực lượng lao động. Thứ hai, bộ máy tính lương sẽ được trang bị khả năng tích hợp cùng nhiều hệ thống, đảm bảo tính nhất quán giữa lương và các quy trình tài chính khác nhau, giúp doanh nghiệp quản lý dòng vốn hiệu quả.
Vì xây dựng hoặc chuẩn chỉnh hệ thống tính lương sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực và thời gian, nhiều doanh nghiệp cân nhắc thuê ngoài tính lương. Tuy nhiên, lựa chọn này vẫn tạo ra sự lo lắng nhất định ở khả năng rò rỉ thông tin lương, thưởng.
Với dịch vụ tính lương của Talentnet, hệ thống quản lý lương, thưởng của doanh nghiệp được trang bị tính bảo mật tuyệt đối. Điểm mạnh của dịch vụ còn nằm ở quy trình chuẩn hóa đảm bảo độ chính xác cao và khả năng tích hợp hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương vào một hệ thống hoàn chỉnh, hỗ trợ tạo các báo cáo tổng hợp tức thì, cập nhật cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về chi phí nhân sự ở mọi thời điểm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động cốt lõi tác động đến lợi nhuận.
* Để tham khảo thêm thông tin và được tư vấn về dịch vụ tính lương của Talentnet, vui lòng truy cập: https://www.talentnet.vn/vi/dich-vu/dich-vu-tinh-luong
Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/4-canh-buom-giup-doanh-nghiep-vuon-ra-thi-truong-quoc-te.htm