Cảnh bác sĩ 'biến hóa' cơ lưng làm ngực cho nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật tái tạo giữ lại 'biểu tượng nữ tính' của người bệnh ung thư, được thực hiện ngay khi bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú.

Đúng 9h, người bệnh được đẩy vào phòng phẫu thuật, ê-kíp tiến hành gây mê. Hơn 30 phút sau, nữ bệnh nhân mê hoàn toàn, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Anh Luân, Trưởng khoa Ngoại tuyến vú, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, dùng dao phẫu thuật rạch đường đầu tiên ở vùng nách của người bệnh. Đường mổ này đánh dấu sự bắt đầu ca phẫu thuật loại bỏ khối u và tái tạo lại ngực cho bệnh nhân.

Đúng 9h, người bệnh được đẩy vào phòng phẫu thuật, ê-kíp tiến hành gây mê. Hơn 30 phút sau, nữ bệnh nhân mê hoàn toàn, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Anh Luân, Trưởng khoa Ngoại tuyến vú, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, dùng dao phẫu thuật rạch đường đầu tiên ở vùng nách của người bệnh. Đường mổ này đánh dấu sự bắt đầu ca phẫu thuật loại bỏ khối u và tái tạo lại ngực cho bệnh nhân.

 Chị C.T.K., 34 tuổi, ngụ Đắk Lắk, được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2, thể nội tiết. Khối u nằm sát trên da.

Chị C.T.K., 34 tuổi, ngụ Đắk Lắk, được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2, thể nội tiết. Khối u nằm sát trên da.

 Dựa vào những yếu tố đó, bác sĩ Luân lựa chọn phương pháp tái tạo ngực bằng vạt cơ lưng cho người bệnh. Đồng thời, để bảo tồn da tối đa, ê-kíp phẫu thuật chỉ loại bỏ phần da đã hư bên trên khối u để lấy hoàn toàn tuyến vú.

Dựa vào những yếu tố đó, bác sĩ Luân lựa chọn phương pháp tái tạo ngực bằng vạt cơ lưng cho người bệnh. Đồng thời, để bảo tồn da tối đa, ê-kíp phẫu thuật chỉ loại bỏ phần da đã hư bên trên khối u để lấy hoàn toàn tuyến vú.

 Muốn thực hiện được kỹ thuật này, bác sĩ Luân cùng ê-kíp sử dụng dao đốt điện, dao siêu âm tỉ mỉ bóc tách từng lớp của cơ thể. Dao đi đến đâu, mạch máu sẽ được "hàn" lại đến đó, việc này hạn chế chảy máu cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật. Khi bác sĩ Luân rạch xong, bác sĩ Anh Tuấn đứng đối diện dùng panh giữ vết mổ, đây là kỹ thuật khó, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải cẩn thận từng mũi dao.

Muốn thực hiện được kỹ thuật này, bác sĩ Luân cùng ê-kíp sử dụng dao đốt điện, dao siêu âm tỉ mỉ bóc tách từng lớp của cơ thể. Dao đi đến đâu, mạch máu sẽ được "hàn" lại đến đó, việc này hạn chế chảy máu cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật. Khi bác sĩ Luân rạch xong, bác sĩ Anh Tuấn đứng đối diện dùng panh giữ vết mổ, đây là kỹ thuật khó, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải cẩn thận từng mũi dao.

 Trước khi chuyển tuyến vú được lấy ra xuống phòng giải phẫu bệnh, điều dưỡng sử dụng nước muối để đo thể tích. Sau khi trừ 400 ml nước đã đổ vào, thể tích tuyến vú của bệnh nhân K. là 180 ml. Dựa vào thể tích này, bác sĩ sẽ lấy một lượng cơ lưng phù hợp để cân đối với bên ngực còn lại. Theo bác sĩ Luân, thông thường lượng cơ lấy sẽ nhiều hơn khối lượng tuyến vú từ 15 đến 20%, vì cơ còn teo lại sau một thời gian không hoạt động.

Trước khi chuyển tuyến vú được lấy ra xuống phòng giải phẫu bệnh, điều dưỡng sử dụng nước muối để đo thể tích. Sau khi trừ 400 ml nước đã đổ vào, thể tích tuyến vú của bệnh nhân K. là 180 ml. Dựa vào thể tích này, bác sĩ sẽ lấy một lượng cơ lưng phù hợp để cân đối với bên ngực còn lại. Theo bác sĩ Luân, thông thường lượng cơ lấy sẽ nhiều hơn khối lượng tuyến vú từ 15 đến 20%, vì cơ còn teo lại sau một thời gian không hoạt động.

 Ê-kíp phẫu thuật mở hai đường hầm, từ ngực thông đến nách và từ nách thông đến phần vạt cơ lưng để dễ dàng đưa lên ngực. Vì đây là vạt có cuống, lấy từ vùng lưng nên mạch máu nuôi cơ sẽ ở vị trí nách, do đó, bác sĩ không cắt rời.

Ê-kíp phẫu thuật mở hai đường hầm, từ ngực thông đến nách và từ nách thông đến phần vạt cơ lưng để dễ dàng đưa lên ngực. Vì đây là vạt có cuống, lấy từ vùng lưng nên mạch máu nuôi cơ sẽ ở vị trí nách, do đó, bác sĩ không cắt rời.

 Ở giai đoạn đầu tiên, bác sĩ sẽ phẫu thuật vùng nách, lấy hạch gác cửa đi giải phẫu bệnh để xác định khối u đã di căn chưa. Nếu bệnh nhân có kết quả hạch viêm, tức là khối u chưa di căn, không cần nạo hạch. Điều này giúp giảm thời gian phẫu thuật, bệnh nhân cũng hạn chế gặp các biến chứng sau khi nạo hạch như nhiễm trùng, sưng bạch huyết, sưng cánh tay, cứng khớp vai...

Ở giai đoạn đầu tiên, bác sĩ sẽ phẫu thuật vùng nách, lấy hạch gác cửa đi giải phẫu bệnh để xác định khối u đã di căn chưa. Nếu bệnh nhân có kết quả hạch viêm, tức là khối u chưa di căn, không cần nạo hạch. Điều này giúp giảm thời gian phẫu thuật, bệnh nhân cũng hạn chế gặp các biến chứng sau khi nạo hạch như nhiễm trùng, sưng bạch huyết, sưng cánh tay, cứng khớp vai...

 Theo bác sĩ Luân, chỉ có khoảng 20-25% người bệnh ung thư vú lựa chọn tái tạo ngực. Một phần do nhu cầu, phần khác vì bệnh ở giai đoạn muộn sẽ không thực hiện được kỹ thuật này. Trong tái tạo ngực, những bệnh nhân có khối u nằm sâu dưới lớp cơ, phần da ngoài không bị tổn thương sẽ ưu tiên chọn làm lại ngực bằng túi độn.

Theo bác sĩ Luân, chỉ có khoảng 20-25% người bệnh ung thư vú lựa chọn tái tạo ngực. Một phần do nhu cầu, phần khác vì bệnh ở giai đoạn muộn sẽ không thực hiện được kỹ thuật này. Trong tái tạo ngực, những bệnh nhân có khối u nằm sâu dưới lớp cơ, phần da ngoài không bị tổn thương sẽ ưu tiên chọn làm lại ngực bằng túi độn.

 Những bệnh nhân có khối u gần da, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng vạt cơ lưng để tái tạo, vị trí lấy cơ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng hoạt động của cơ thể. Trong ảnh, bác sĩ phẫu thuật đã bóc tách xong phần vạt cơ lưng, chuẩn bị đưa lên ngực.

Những bệnh nhân có khối u gần da, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng vạt cơ lưng để tái tạo, vị trí lấy cơ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng hoạt động của cơ thể. Trong ảnh, bác sĩ phẫu thuật đã bóc tách xong phần vạt cơ lưng, chuẩn bị đưa lên ngực.

 Trước khi phẫu thuật, bác sĩ Anh Tuấn dùng bút tô đậm lại vị trí đánh dấu mổ ban đầu. Bác sĩ Tuấn mô tả ở công đoạn này, bác sĩ giống như một nhà điêu khắc, cần đúng vị trí nhưng cũng phải có tính thẩm mỹ.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ Anh Tuấn dùng bút tô đậm lại vị trí đánh dấu mổ ban đầu. Bác sĩ Tuấn mô tả ở công đoạn này, bác sĩ giống như một nhà điêu khắc, cần đúng vị trí nhưng cũng phải có tính thẩm mỹ.

 Sau khi vạt cơ lưng đã nằm đúng vị trí ở ngực, ê-kíp mổ sẽ khâu hoàn thiện vết thương. Lúc này, hai bên ngực của bệnh nhân đã đồng đều, gần giống như ban đầu. Bác sĩ Luân cho biết việc tái tạo ngực chỉ có chức năng thẩm mỹ, không thể tiết sữa như lúc còn tuyến vú, nhưng giúp người bệnh tự tin hơn, không còn cảm thấy mặc cảm. Hiện mỗi tuần khoa Ngoại tuyến vú, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phẫu thuật cho hơn 70 ca. Ê-kíp hầu như làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ trưa.

Sau khi vạt cơ lưng đã nằm đúng vị trí ở ngực, ê-kíp mổ sẽ khâu hoàn thiện vết thương. Lúc này, hai bên ngực của bệnh nhân đã đồng đều, gần giống như ban đầu. Bác sĩ Luân cho biết việc tái tạo ngực chỉ có chức năng thẩm mỹ, không thể tiết sữa như lúc còn tuyến vú, nhưng giúp người bệnh tự tin hơn, không còn cảm thấy mặc cảm. Hiện mỗi tuần khoa Ngoại tuyến vú, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phẫu thuật cho hơn 70 ca. Ê-kíp hầu như làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ trưa.

Duy Hiệu - Nguyễn Thuận

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/canh-bac-si-bien-hoa-co-lung-lam-nguc-cho-nu-benh-nhan-post1484598.html