'4 không' khi uống nước đun sôi để không tự hại cả nhà ai cũng cần biết rõ
4 không khi uống nước đun sôi để không tự hại cả nhà ai cũng cần biết rõ, kẻo hối chẳng kịp.
Ảnh minh họa.
Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống, chiếm khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Tuy nhiên để uống nước đúng cách, không gây hại cho sức khỏe các bạn cần chú ý những điều dưới đây:
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều, càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn và nước càng sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước đun đi đun lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bởi trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat.... Khi nước đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trên tăng lên đáng kể, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Không uống nước vừa đun sôi xong
Uống nước đun sôi là thói quen tốt nhưng nếu uống ngay khi nước vừa mới được đun sôi xong lại gây hại cho sức khỏe của bạn. Nguyên do là nước sinh hoạt (nước máy) của chúng ta đều đã thông qua khử trùng bằng clo. Khi clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư. Vì vậy, hãy để nước vừa đun sôi bốc hơi, để nguội xong một lúc mới dùng.
Không uống nước đóng chai
Bạn có thể nghĩ rằng uống nước đun sôi để nguội hay nước đóng chai sẽ có lợi cho cơ thể hơn so với nước từ vòi trực tiếp.
Nhưng điều này cũng không hoàn toàn đúng đắn bởi nước đóng chai không chứa fluoride và rất nhiều người trưởng thành phải chịu sự thiếu hụt fluoride, một nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng.
Chưa kể đến việc, có thể những chai đựng nước sử dụng lại nhiều lần không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước đã được làm tinh khiết bằng một hệ thống lọc nước, điều này giúp loại bỏ được các tạp chất nói chung được tìm thấy trong vòi nước.
Không uống nước quá lạnh
Uống nước quá lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại. Khi đó sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của hai cơ quan này dẫn đến cơ thể dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.
Uống bao nhiêu nước là đủ
Các nghiên cứu về cân bằng nước cho thấy nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể sẽ tăng dần theo tuổi từ khi còn là trẻ sơ sinh (cần khoảng 0,6 lít nước) cho tới khi là trẻ nhỏ (khoảng 1,7 lít).
Với người trưởng thành, nhu cầu nước một ngày của nam giới khoảng 2,5 lít/ngày nếu nam giới có mức độ lao động thể lực mức nhẹ và có thể tăng lên tới 3,2 lít/ngày nếu hoạt động thể lực ở mức độ trung bình, thậm chí có thể tăng lên tới 6 lít/ngày nếu người trưởng thành hoạt động thể lực nhiều và sống trong điều kiện khí hậu nóng.