4 kiểu người tuyệt đối không cho hôn trẻ, nếu không hậu quả khó lường
Nụ hôn tưởng ngọt ngào nhưng cũng có thể lây truyền một số bệnh. Những kiểu người này tốt nhất nên tránh hôn, đặc biệt với trẻ em.
Trong những ngày qua, một thông tin đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh tại Trung Quốc.
Một bé gái 8 tuổi ở Tô Châu, Trung Quốc, tên Yangyang, đã bị sốt và phát ban trên da nhiều lần và được chẩn đoán bị nhiễm virus Epstein - Barr (một trong tám loại virus gây bệnh herpes của con người trong họ herpes). Loại virus này bào mòn sức đề kháng của bé gái và em cần cấy ghép tế bào gốc tạo máu để chữa bệnh. Quần áo mặc hàng ngày của em cũng phải được khử trùng. Hiện bé gái vừa kết thúc đợt điều trị thứ 2, gia đình vô cùng lo lắng.
Đây là loại virus có thể bị lây nhiễm khi hôn nhau giữa cha mẹ và anh chị em nên nó còn được gọi là "bệnh nụ hôn". Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng khi không ngờ chỉ một nụ hôn cũng có thể lây bệnh đáng sợ như vậy.
Thủ phạm của "bệnh nụ hôn"
Virus EBV (Epstein-Barr Virus) là một trong những loại virus phổ biến nhất ở người. Loại virus này là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan tới một số loại ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin,...
Virus EBV lây truyền chủ yếu qua đường nước bọt (hôn, dùng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước,...). Ngoài ra, EBV cũng có thể lây lan qua máu và tinh dịch khi sinh hoạt tình dục, truyền máu hoặc ghép tạng.
Biến chứng hay gặp nhất của tình trạng nhiễm virus EBV là vỡ lách. Các biến chứng khác của nhiễm EBV gồm: Khó thở do sưng họng, phát ban, vàng da, viêm tụy, co giật, viêm não,...
Khi hôn trẻ chú ý 3 điểm này
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, cha mẹ nhất định phải làm những điều sau khi hôn con.
1. Không hôn miệng trẻ
Trong miệng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, người lớn hôn lên miệng trẻ có thể trực tiếp truyền vi khuẩn cho em bé và không đảm bảo vệ sinh.
Trẻ sơ sinh (dưới 4 tuần) có tỷ lệ mắc và tử vong do virus herpes vì hệ miễn dịch suy yếu, ngoài việc nhiễm trùng bẩm sinh hoặc nhiễm trùng trong quá trình sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do tiếp xúc gần (như hôn) nên cần được chăm sóc đặc biệt.
3. Đừng hôn trẻ sau khi hút thuốc
Một số người lớn có thói quen hút thuốc, khói thuốc lá cũng là một mối đe dọa cho sức khỏe của bé. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tốt nhất nên từ bỏ thói quen hút thuốc. Nếu không bỏ được thuốc lá thì sau mỗi lần hút phải đi đánh răng, tắm rửa, thay quần áo mới được tiếp xúc với trẻ.
Những người chớ nên hôn trẻ
Ngoài bố và mẹ, những em bé dễ thương đôi khi cũng được người thân, bạn bè hôn, trong trường hợp này, bố mẹ phải chú ý và không bao giờ cho phép những kiểu người sau tùy ý hôn bé:
1. Những người bị herpes, cảm lạnh và các loại virus khác
Nếu người lớn bị phát ban hoặc nổi mụn nước do mụn rộp trên mặt, việc hôn và chạm vào có thể làm lây lan virus. Những người này không những không được hôn miệng trẻ mà còn nên tránh động chạm vào trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, nếu trong nước bọt của người lớn virus quai bị có thể lây truyền sang trẻ qua đường nước bọt.
Vào tháng 10/2018, một bé gái 18 tháng tuổi ở tỉnh Chiết Giang bị phát ban và nổi mụn nước trên cánh tay, sốt cao và vết thương trông biến dạng. Sau nhiều lần điều trị y tế, người ta phát hiện ra nguyên nhân khiến đứa trẻ bị như vậy là do bị nhiễm virus sau khi bị người mẹ mắc bệnh herpes nướu hôn.
Vì vậy, nếu có người bị cảm, ho thì nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc trực tiếp với bé.
2. Người bị nhiễm Helicobacter pylori
Trong cơ thể người, dạ dày và miệng có thể chứa vi khuẩn Helicobacter pylori. Tuy nhiên, nhiều khi người mắc bệnh không cảm thấy khó chịu, có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm mà không biết.
Trong trường hợp này, nếu người nhiễm virus Helicobacter pylori dùng chung bộ đồ ăn với trẻ hoặc hôn trẻ cũng có thể truyền vi khuẩn Helicobacter pylori cho trẻ.
3. Những người bị bệnh răng miệng như bệnh nha chu
Có vô số vi khuẩn trong miệng của người lớn, và một số vi khuẩn trong số chúng là thủ phạm gây ra sâu răng và các bệnh nha chu (bao gồm viêm nướu, viêm nha chu,…).
Nếu chúng ta hôn miệng trẻ, hoặc mớm đồ ăn cho trẻ, chúng có thể xâm nhập vào miệng trẻ qua nước bọt và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Có thể vấn đề răng miệng của người lớn không nghiêm trọng lắm nên họ không đi khám, không biết mình bị bệnh răng miệng. Vì vậy, không hôn miệng trẻ là phương pháp phòng ngừa đáng tin cậy nhất.
Trong mỹ phẩm có thể có một số thành phần gây hại cho bé, nếu không may dính vào da bé có thể gây viêm da tiếp xúc và các bệnh khác. Việc bé ăn mỹ phẩm trên mặt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Vì vậy các mẹ cũng nên chú ý, tốt nhất không nên tiếp xúc gần với bé khi trang điểm.