Trên thực tế, khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký thỏa thuận ngừng bắn ngày 5/3 vừa qua, nhiều người nghi ngờ đã đặt câu hỏi, khi họ cho rằng,đây chỉ là cái cớ để Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn thời gian và những diễn biến tiếp theo đã chứng minh điều này là đúng.
Sau khi thỏa thuận được ký kết, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đưa một số lượng lớn binh sĩ và vũ khí đến tỉnh Idlib của Syria, và họ không ép được phiến quân di tản khỏi đường cao tốc M4 theo thỏa thuận ký ngày 5/3. Phiến quân Syria, được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, cũng liên tiếp tổ chức các cuộc tấn công trực tiếp vào căn cứ không quân Hememin của Nga.
Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria, giới chuyên gia dự đoán rằng, cuộc chiến giữa hai nước sẽ sớm hay muộn. Nhưng do có thỏa thuận ngừng bắn, nên cuộc chiến đã bị trì hoãn phần nào, nhưng xung đột giữa hai bên là điều khó có thể tránh khỏi.
Về phía Nga, chắc chắn sẽ không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự tổng lực chống lại đồng minh của mình, vì Nga đã rót nhiều nguồn lực, để giúp lực lượng chính phủ Syria giành chiến thắng.
Khi Nga vào chiến trường Syria, đối thủ đầu tiên mà họ phải đối mặt là Mỹ, mặc dù có nguồn lực kém Mỹ nhiều mặt, nhưng Nga là có thuận lợi là đồng minh lâu đời của Syria; điều này cũng dẫn đến sự tự tin của Nga, khi ủng hộ Chính phủ Syria, nhưng nếu Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad thất bại, Nga sẽ phải chịu thiệt hại về những khoản viện trợ trong những năm qua.
Trên thực tế, khi Nga lần đầu tiên điều quân tham chiến tại Syria, sự phản đối lớn nhất lại là ở Nga; ám ảnh về cuộc chiến ở Afghanistan cách đây hơn 3 thập kỷ vẫn chưa xóa nhòa trong ký ức nhiều người Nga, và không ai muốn nước Nga chủ động tham gia chiến tranh; nhất là khi Nga đang gặp khó khăn về kinh tế, do sự cấm vận của phương Tây.
Tuy nhiên, thái độ của chính phủ Nga về vấn đề này rất kiên quyết và may mắn thay, quân đội Nga đủ mạnh, nên họ đã gạt bỏ được vai trò ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi Syria; mặc dù Quân đội Mỹ vẫn còn hiện diện tại một số nơi trên lãnh thổ Syria, nhưng các lực lượng này không tham gia chiến đấu, mà chỉ kiểm soát các mỏ dầu của Syria.
Trước tình hình này, liên minh Nga - Syria rất bất bình, nhưng họ không có đủ lực lượng để đối phó với Quân đội Mỹ. Nhưng xét cho cùng, so với việc giành lại quyền kiểm soát các mỏ dầu, liên minh Nga - Syria có một mục tiêu quan trọng hơn, đó chính là đánh bại phiến quân và phục hồi quyền kiểm soát tỉnh Idlib, đây cũng là nơi tập trung cuối cùng của phiến quân Syria.
Trên thực tế, phiến quân hiện nay không có sự hỗ trợ của Mỹ, nên có thể dễ dàng bị đánh bại bởi liên minh Nga - Syria. Nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là nhân tố ngăn cản liên minh Nga - Syria thực hiện điều này, và khiến chiến trường Syria trở nên phức tạp hơn.
Mặc dù cán cân quân sự và các yếu tố đều nghiêng về Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ không thể đánh bại Nga; nhưng sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến cuộc chiến Syria tiếp diễn; và bây giờ,thời gian là điều quý giá nhất, cho liên minh Nga - Syria vào lúc này.
Mặc dù cán cân quân sự và các yếu tố đều nghiêng về Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ không thể đánh bại Nga; nhưng sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến cuộc chiến Syria tiếp diễn; và bây giờ, thời gian là điều quý giá nhất, cho liên minh Nga-Syria vào lúc này.
Syria là một đồng minh lâu đời và quan trọng tại khu vực chiến lược Trung Đông, nên Nga đã trợ giúpQuân đội chính phủ Syria rất nhiều để giành chiến thắng; đây là một gánh nặng rất lớn đối với bất kỳ một quốc gia nào, chưa kể hiện nay Nga đang bị bao vây cấm vận và ảnh hưởng của giá dầu mỏ lao dốc; vì vậy Nga cũng không thể kéo dài cuộc nội chiến tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì những lợi ích quốc gia của họ, nên họ cũng không từ bỏ ván bài Syria, điều này gây khó khăn cho vấn đề lập lại hòa bình ở Syria; nếu đàm phán sụp đổ, họ sẵn sàng gây chiến cả với Nga, và có khả năng trong những ngày tới, sẽ có những thay đổi lớn xảy ra trên chiến trường Syria.
Video Cuộc chiến Syria vẫn chưa có hồi kết - Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Tiến Minh