4 năm mới có một ngày 29/2 để phụ nữ tỏ tình, cầu hôn bạn trai

Bắt nguồn từ một truyền thống của người Ireland, ngày phụ nữ chủ động ngỏ lời với cánh mày râu (29/2) dần trở nên phổ biến ở hầu hết quốc gia phương Tây.

 Ngày 29/2 là cơ hội 4 năm mới tới một lần để phụ nữ chủ động tỏ tình, cầu hôn người mình yêu, theo một truyền thống của người Ireland. Truyền thống bắt đầu từ thế kỷ thứ 5, khi một tu sĩ tên Bridget đã phàn nàn vói thánh Patrick (thần hộ mệnh ở Ireland) rằng phụ nữ phải chờ đợi quá lâu để được nam giới cầu hôn. Thánh Patrick đã đáp ứng nguyện vọng phái đẹp có thể chủ động ngỏ lời song chỉ cho phép 4 năm mới có một dịp. Ảnh: Getty.

Ngày 29/2 là cơ hội 4 năm mới tới một lần để phụ nữ chủ động tỏ tình, cầu hôn người mình yêu, theo một truyền thống của người Ireland. Truyền thống bắt đầu từ thế kỷ thứ 5, khi một tu sĩ tên Bridget đã phàn nàn vói thánh Patrick (thần hộ mệnh ở Ireland) rằng phụ nữ phải chờ đợi quá lâu để được nam giới cầu hôn. Thánh Patrick đã đáp ứng nguyện vọng phái đẹp có thể chủ động ngỏ lời song chỉ cho phép 4 năm mới có một dịp. Ảnh: Getty.

 Ngày cầu hôn 29/2 dần trở nên phổ biến ở hầu hết quốc gia phương Tây. Năm 1288, Scotland đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận. Truyền thống tỏ tình, cầu hôn trong ngày 29/2 còn trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn chương, điện ảnh như Leap Year (đạo diễn Anand Tucker), Love In A Cold Climate (nhà văn Nancy Mitford), Daniel Deronda (tiểu thuyết gia George Eliot). Ảnh: Pinterest.

Ngày cầu hôn 29/2 dần trở nên phổ biến ở hầu hết quốc gia phương Tây. Năm 1288, Scotland đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận. Truyền thống tỏ tình, cầu hôn trong ngày 29/2 còn trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn chương, điện ảnh như Leap Year (đạo diễn Anand Tucker), Love In A Cold Climate (nhà văn Nancy Mitford), Daniel Deronda (tiểu thuyết gia George Eliot). Ảnh: Pinterest.

 Theo trang Brides, khảo sát các cặp vợ chồng dị tính cho thấy chỉ 5% phụ nữ cầu hôn. Hơn 90% cô dâu cho rằng cầu hôn là công việc của cánh mày râu. Tuy nhiên, quan niệm này đang dần thay đổi. Kết quả khảo sát gần đây của trang Eharmony chỉ ra rằng hơn 1/3 phụ nữ Anh nói rằng mọi người, bất kể giới tính đều có quyền ngỏ lời với người mình yêu. Ảnh: Getty.

Theo trang Brides, khảo sát các cặp vợ chồng dị tính cho thấy chỉ 5% phụ nữ cầu hôn. Hơn 90% cô dâu cho rằng cầu hôn là công việc của cánh mày râu. Tuy nhiên, quan niệm này đang dần thay đổi. Kết quả khảo sát gần đây của trang Eharmony chỉ ra rằng hơn 1/3 phụ nữ Anh nói rằng mọi người, bất kể giới tính đều có quyền ngỏ lời với người mình yêu. Ảnh: Getty.

 Nhiều người cho rằng truyền thống cầu hôn năm nhuận đang tiếp thêm sức mạnh cho nữ giới chủ động hơn trong tình yêu, hôn nhân. Trong khi đó, không ít người lại phản đối quan niệm này. Họ cho rằng ngày 29/2 đang giới hạn sự tự tin của phái đẹp. Ảnh: Washington Post.

Nhiều người cho rằng truyền thống cầu hôn năm nhuận đang tiếp thêm sức mạnh cho nữ giới chủ động hơn trong tình yêu, hôn nhân. Trong khi đó, không ít người lại phản đối quan niệm này. Họ cho rằng ngày 29/2 đang giới hạn sự tự tin của phái đẹp. Ảnh: Washington Post.

 35% phụ nữ nói rằng ý tưởng cầu hôn trong ngày 29/2 thể hiện sự phân biệt giới tính, bất bình đẳng, theo khảo sát của trang Lovehoney. Thay vì biến một ngày chỉ xuất hiện 4 năm một lần thành một "đặc quyền của nữ giới", những người này cho rằng phụ nữ cũng giống đàn ông có thể tự do thổ lộ với người mình yêu bất kể ngày nào trong năm. Ảnh: Vivakayla.

35% phụ nữ nói rằng ý tưởng cầu hôn trong ngày 29/2 thể hiện sự phân biệt giới tính, bất bình đẳng, theo khảo sát của trang Lovehoney. Thay vì biến một ngày chỉ xuất hiện 4 năm một lần thành một "đặc quyền của nữ giới", những người này cho rằng phụ nữ cũng giống đàn ông có thể tự do thổ lộ với người mình yêu bất kể ngày nào trong năm. Ảnh: Vivakayla.

 Giáo sư xã hội học Beth Montemurro tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) nói rằng dù đồng ý hay phản đối việc biến 29/2 thành một ngày dành riêng cho phái nữ cầu hôn, đó vẫn là một truyền thống chứa đựng những kỳ vọng nhất định của xã hội lên nữ giới. "Phụ nữ được nói rằng táo báo, quyết đoán có thể trở thành khuyết điểm, đặc biệt trong vấn đề lãng mạn. Phụ nữ phải cố gắng để không bị đánh giá là kém nữ tính đồng thời không quá gợi cảm và mạnh mẽ. Bên cạnh những truyền thống, chính ác cảm xã hội với phụ nữ quyết đoán đã khiến họ ngại ngần trong việc chủ động tỏ tình, cầu hôn", giáo sư Montemurro nói. Ảnh: Flytogograph.

Giáo sư xã hội học Beth Montemurro tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) nói rằng dù đồng ý hay phản đối việc biến 29/2 thành một ngày dành riêng cho phái nữ cầu hôn, đó vẫn là một truyền thống chứa đựng những kỳ vọng nhất định của xã hội lên nữ giới. "Phụ nữ được nói rằng táo báo, quyết đoán có thể trở thành khuyết điểm, đặc biệt trong vấn đề lãng mạn. Phụ nữ phải cố gắng để không bị đánh giá là kém nữ tính đồng thời không quá gợi cảm và mạnh mẽ. Bên cạnh những truyền thống, chính ác cảm xã hội với phụ nữ quyết đoán đã khiến họ ngại ngần trong việc chủ động tỏ tình, cầu hôn", giáo sư Montemurro nói. Ảnh: Flytogograph.

Lê Vy

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/4-nam-moi-co-mot-ngay-292-de-phu-nu-to-tinh-cau-hon-ban-trai-post1052833.html