4 phép đo sức khỏe mà người trung niên nhất định phải biết
Có rất nhiều chỉ số để xác định mức độ cân đối cũng như đánh giá sức khỏe của một người. Nhưng có 4 yếu tố là chìa khóa để người trung niên biết được có đang khỏe mạnh hay không.
Theo Daily Mail thì đây là 4 phép đo sức khỏe cho thấy bạn khỏe mạnh ở tuổi trung niên hay nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính điển hình như huyết áp, tiểu đường, bệnh tim...
1. Huyết áp
Huyết áp cao (hay cao huyết áp) được xem như một kẻ giết người thầm lặng. Trong hầu hết các trường hợp nguyên nhân gây ra huyết áp cao vẫn chưa được xác định rõ, mặc dù các yếu tố nguy cơ đã được biết đến khác như thừa cân, thói quen ăn nhiều muối và ít hoặc không vận động.
Do huyết áp cao gia tăng áp lực lên các cơ quan bao gồm mạch máu, tim và não nên có thể khiến khả năng bị đau tim, đột quỵ và mất trí nhớ cao hơn.
Huyết áp thấp mặc dù không đáng lo ngại như huyết áp cao nhưng có thể gây ngất xỉu và chóng mặt.
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số huyết áp được xác định dựa vào 2 trị số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Theo đó, số đứng trước là huyết áp tâm thu, còn huyết áp tâm trương là số đứng sau. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ có những thay đổi khác nhau.
Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường? Dựa vào chỉ số huyết áp sẽ có các tình trạng bao gồm huyết áp cao, huyết áp thấp, tiền huyết áp cao và huyết áp bình thường. Cụ thể như sau:
Bảng phân loại huyết áp bình thường dựa theo độ tuổi của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ:
Kiểm soát tốt huyết áp ở tuổi trung niên bằng cách giảm lượng muối, giảm cân, tập thể dục thường xuyên, tiêu thụ ít các loại đồ uống chứa caffein và không hút thuốc là cách để bạn tránh được các biến chứng sức khỏe nguy hiểm như suy giảm trí tuệ, đột quỵ và đau tim cũng như các bệnh lý về tim mạch hay não bộ hoặc tinh thần khác.
Nếu không có các triệu chứng của huyết áp cao thì bạn nên thực hiện do huyết áp ít nhất mỗi năm 1 lần để kiểm tra và phát hiện sớm.
2. Đường huyết
Lượng đường trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 với các triệu chứng điển hình là cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, mắt mờ, tê ngứa bàn chân như có kiến bò... Tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng đúng cách với hormone. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường type 2 phổ biến ở độ tuổi trung bình từ 45-64.
Thông thường bạn sẽ không phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra tiểu đường định kì nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm dung nạp Glucose
- Xét nghiệm Hemoglobin A1C Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Bạn có thể dựa theo bảng dưới đây để đánh giá chỉ số đường huyết. Chỉ số này có thể là kết quả thông qua xét nghiệm bằng máy đo đường huyết tại nhà hoặc tại cơ sở y tế:
Một chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để quản lý lượng đường trong máu. Đồng thời vận động hợp lý, giảm căng thẳng và uống nhiều nước cũng như ngủ đủ giấc có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, kể cả khi đang mắc tiểu đường type 2.
Người ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên nên xét nghiệm tầm soát tiểu đường mỗi năm một lần và thời gian xét nghiệm lại sẽ ngắn hơn đối với người bị tiểu đường/tiền tiểu đường.
3. Cholesterol
Mức cholesterol thay đổi theo đội tuổi, cân nặng và giới tính. Nguyên nhân khiến cholesterol cao chủ yếu là do chế độ ăn quá nhiều chất béo, kém vận động, thừa cân, thói quen hút thuốc và uống rượu hoặc di truyền trong gia đình.
Với nồng độ cholesterol quá cao, chất béo tích tụ thành các mảng bám trong mạch máu làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu gây bệnh tim và đột quỵ. Xét nghiệm máu thường có thể cho thấy mức độ cholesterol của bạn, bao gồm cả cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Nếu lượng cholesterol của bạn cao nhưng tỷ lệ cholesterol tốt cao hơn thì sức khỏe của bạn sẽ ít phải lo lắng hơn và ngược lại với nồng độ cholesterol xấu cao.
Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?
Bảng tính của NIH dưới đây cho thấy mức cholesterol lành mạnh theo độ tuổi theo đơn vị tính mg/dL:
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra nồng độ cholesterol 4 - 6 năm/lần. Với người trung niên thì xét nghiệm bộ mỡ máu bao gồm cholesterol và Triglycerides nên được thực hiện mỗi năm một lần.
4. BMI
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là phương pháp được sử dụng rộng rãi để kiểm tra xem bạn đang có cân nặng khỏe mạnh hay không dựa trên chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên BMI không phải là một đánh giá toàn diện do đánh giá này không giúp bạn đo được lượng mỡ cơ thể nên BMI được xem như một chỉ số sơ bộ giúp bạn tìm ra "manh mối" để tiếp tục thực hiện các đánh giá chuyên sâu hơn.
Bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á:
Nghiên cứu mới của BMJ Open cho thấy béo phì ở tuổi trung niên cũng có thể làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể khi về già, tỷ lệ này sẽ cao hơn ở nữ giới trung tuổi do sự suy giảm hormone giai đoạn tiền mãn kinh gây ra. Các yếu tố làm tăng nguy cơ khác bao gồm chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, ít vận động, lão hóa,.. kết hợp với sự chuyển hóa trao đổi chất giảm cũng khiến cơ thể dễ tích tụ mỡ thừa hơn ở người trung tuổi.
Kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open của Đại học Northwestern (Mỹ) cũng cho thấy tuổi thọ và chỉ số BMI có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người thừa cân ở tuổi trung niên giảm 5 năm tuổi thọ và có nhiều vấn đề về sức khỏe.
Theo khuyến nghị thì ở mọi độ tuổi đều nên kiểm tra đánh giá chỉ số BMI ít nhất một năm một lần.
Ngoài các kiểm tra sức khỏe kể trên thì người trung niên cũng nên cân nhắc tới các đánh giá khác như đánh giá nhận thức, đánh gia chức năng thận, đánh giá hệ tiêu hóa.. tùy thuộc vào thể trạng và lời khuyên bác sĩ.
Nguồn: Daily Mail