4 tác dụng phụ đáng sợ khi ăn cam sai cách
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng uống nước cam cũng cần có 'kỹ thuật', cần căn đúng thời gian để tránh những tác dụng phụ không đáng.
Theo Y học hiện đại, trong nước cam có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C , vitamin B9 (acid folic) rất có lợi trong việc phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh. Ngoài ra, cam còn có lợi trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ảnh minh họa.
Dù nước cam ngon và tốt như thế nhưng việc quá lạm dụng hay ăn uống không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ gây hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, nếu uống nước cam vào buổi sáng, lúc này hàm lượng đường trong nước cam khá cao, nên sau khi ăn sáng xong bạn uống nước cam ngay sẽ khiến cho đường bị lên men, gây sình hơi và tức bụng. Điều này không dễ chịu chút nào.
Nếu uống nước cam vào buổi tối, thời điểm này cũng không thích hợp bởi chúng có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm bạn trằn trọc, mất ngủ.
Thời điểm tốt nhất là ống nước cam từ 1- 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn, lúc đó cơ thể không quá đói hoặc không quá no, điều này giúp cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất.
Tác hại đáng sợ nếu thường xuyên sử dụng nước cam không đúng cách
Không uống nước cam gần thời điểm uống thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp
Do tính axit đặc thù có trong nước cam, nên khi nạp quá nhiều nước cam sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây ê buốt về lâu dài. Lượng đường có trong nước cam cũng có thể gây ra đái tháo đường, dù hàm lượng đường trong cam khá thấp. Đặc biệt khi cam chua và nhiều người kết hợp thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp.
Giảm tác dụng của thuốc
Khi uống nước cam cùng thuốc sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm. Khi dùng thuốc và uống nước cam sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Bởi nước cam có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.
Dẫn đến loét dạ dày
Cứ nghĩ nước cam là tốt, nhiều người vẫn uống vô tội vạ, bất chấp thời gian. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày. Nhất là khi bụng đói, thời gian này bạn uống nước cam sẽ dễ làm cho dạ dày bị tổn thương. Chất axit có trong nước cam làm bào mòn dạ dày, tạo nên vết loét.
Gây sỏi thận
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong cam có hàm lượng vitamin C cao. Khi ta đưa một lượng lớn Vitamin C vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành dạng Oxalat, mà oxalat chính là nguyên nhân gây ra sỏi.
Ảnh minh họa.
Cam nên ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi cũng như tần suất sử dụng thuốc lá. Cụ thể như:
Đối với nam giới (từ 19 tuổi trở lên) cần phải bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 trái cam có đường kính 5cm) trong khi đó nữ giới từ cần 75mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 trái cam có đường kính khoảng 4cm).
Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg và con số này sẽ tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.
Đối với trẻ em, bạn chỉ nên cho trẻ ăn nửa trái cam mỗi ngày, kể cả khi bé rất muốn ăn cũng không nên cho ăn nhiều vì có thể xảy ra tình trạng dị ứng cam.
Đối với người có thói quen hút thuốc lá, bạn phải bổ sung thêm 35mg vitamin C nữa vào hàm lượng mà bạn cần thiết phải bù đắp cho cơ thể bởi vì trong quá trình hút thuốc, các tế bào gốc tự do sẽ tăng lên.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng nước cam
Không dùng nước cam và sữa vì đây là hai chất lỏng kị nhau, nếu kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, thậm chí còn gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy nữa.
Không uống nước cam khi ăn củ cải vì các chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa như axit hydroxyl và acid ferulic có thể gây ra bênh bướu cổ.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen uống thuốc với nước cam cũng nên lưu ý khi kết hợp. Bởi nước cam chứa nhiều axit, có thể làm biến đổi cấu trúc hóa học, dẫn đến làm mất tác dụng của thuốc.
Lưu ý: Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, viêm gan, cao huyết áp hay mắc chứng ợ nóng đều không nên ăn cam.