47 giây bi kịch của biệt kích tinh nhuệ

Một bản báo cáo về cuộc điều tra liên quan đến cái chết của hai lính SEAL của Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 1/2024 vừa được công bố. Trong đó đã phát hiện ra những thiếu sót đáng kể dẫn đến bi kịch.

Một bản báo cáo về cuộc điều tra liên quan đến cái chết của hai lính SEAL của Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 1/2024 vừa được công bố. Trong đó đã phát hiện ra những thiếu sót đáng kể dẫn đến bi kịch.

Nathan Gage Ingram (trái) và Christopher J. Chambers

Nathan Gage Ingram (trái) và Christopher J. Chambers

Vụ việc xảy ra vào tháng 1/2024, ngoài khơi bờ biển Somalia, đã cướp đi sinh mạng của Thượng sĩ Christopher J. Chambers và Hạ sĩ Nathan Gage Ingram.

Cả hai được thăng cấp sau khi hy sinh và là thành viên của một đội tinh nhuệ được giao nhiệm vụ ngăn chặn dòng chảy vũ khí đến tay các lực lượng Houthi tại Yemen.

Chambers, một nhà vô địch bơi lội cấp đại học Division I, chỉ còn vài ngày nữa là đến sinh nhật lần thứ 37, còn Ingram, 27 tuổi, tham gia nhiệm vụ đặc biệt đầu tiên.

Nhiệm vụ này là một phần của nỗ lực nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Houthi vào các tàu thương mại và tàu Hải quân Mỹ ở Biển Đỏ và Vịnh Aden, những cuộc tấn công đã gia tăng kể từ khi xung đột Israel-Hamas ở Gaza bùng nổ một năm trước.

Báo cáo quân sự bị chỉnh sửa nhiều, được viết bởi một sĩ quan bên ngoài Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân, kết luận rằng cả hai cái chết đều có thể tránh được.

Chambers và Ingram đã bị đè nặng bởi thiết bị mang theo trên người khi họ cố gắng leo lên tàu mục tiêu. Các thiết bị nổi khẩn cấp của họ không đủ khả năng chống lại tải trọng, khiến họ chìm nhanh trong vùng biển động.

Hơn nữa, báo cáo cũng chỉ ra những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình huấn luyện, đề cập đến “những thiếu sót, lỗ hổng và không nhất quán” trong chính sách, chiến thuật và quy trình. Các SEAL hoặc không hiểu rõ hoặc đã bỏ qua các cảnh báo về giới hạn của thiết bị nổi mà họ sử dụng.

Cuộc điều tra cũng nêu rõ sự nhầm lẫn về thời điểm và cách sử dụng các thiết bị nổi khẩn cấp, vốn có thể đã giúp các SEAL duy trì trạng thái nổ trên mặt nước.

Tai nạn bi thảm này đã khiến cả hai binh sĩ bị mất tích trên biển trong khi trực thăng và máy bay không người lái bay phía trên cũng không thể cứu được họ.

Kết luận của Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ đã khép lại cuộc điều tra kéo dài chín tháng nhằm tìm hiểu cách mà hai binh sĩ được huấn luyện tinh nhuệ lại có thể chết đuối trong hoàn cảnh như vậy.

Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách huấn luyện và hướng dẫn hoạt động để ngăn chặn những bi kịch tương tự xảy ra trong tương lai.

Chặn bắt và lên tàu vào ban đêm là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà các đặc nhiệm Hải quân Hoa Kỳ thực hiện. Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ

Chặn bắt và lên tàu vào ban đêm là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà các đặc nhiệm Hải quân Hoa Kỳ thực hiện. Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ

Vào ngày 11/1, một chiếc thuyền buồm Dhow, loại chở hàng truyền thống, di chuyển chậm trên biển Ả Rập ngoài khơi bờ biển Somalia. Thông tin tình báo cho thấy con thuyền này đang vận chuyển vũ khí bao gồm các linh kiện tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, dự kiến sẽ được chuyển tới lực lượng Houthi ở Yemen.

Nhận thông tin này, một đội gồm 9 thành viên, trong đó có 2 biệt kích hải quân Christopher Chambers và Nathan Gage Ingram, được giao nhiệm vụ tiếp cận và lên chiếc thuyền này trong đêm.

Nhiệm vụ là phải ngăn chặn vũ khí khi chiếc thuyền vẫn còn ở vùng biển quốc tế. Hai chiếc trực thăng bay vòng ở độ cao 200 feet trên con thuyền cùng với máy bay không người lái theo dõi từ trên cao tham gia hỗ trợ cho nhiệm vụ.

Đội đặc nhiệm rời tàu USS Lewis B. Puller trên ba chiếc xuồng tốc độ chuyên dụng và tiến đến chiếc thuyền Dhow trong điều kiện biển động. Khi đến gần, một chiếc thang chiến thuật nhẹ, được gia cố bằng băng keo và ném qua lan can của con thuyền.

Mặc dù chiếc thang đã được cố định chắc chắn, một số SEAL vẫn chọn cách leo trực tiếp qua lan can trơn trượt của chiếc thuyền.

Hai thành viên cuối cùng lên thuyền là Chambers và Ingram. Chambers quyết định bỏ qua chiếc thang và bám vào mạn tàu để leo lên can can. Tuy nhiên, anh đang mang theo gần 48 pound (gần 22 kg) thiết bị. Khi những con sóng bắt đầu đập mạnh vào mạn tàu, trọng lượng của thiết bị đã nhanh chóng vượt quá sức chịu đựng của Chambers, khiến anh mất thăng bằng và rơi xuống mặt nước cách đó 2,7 mét.

Mặc dù Chambers nổi lên trong giây lát và cố gắng nắm lấy thang, nhưng cảnh quay từ trực thăng cho thấy Chambers nhanh chóng bị cuốn đi bởi một con sóng mạnh.

Thấy đồng đội gặp nạn, Ingram ngay lập tức nhảy xuống nước để cứu. Tuy nhiên, Ingram đang mang theo khoảng 80 pound thiết bị, khiến việc giữ thăng bằng trên mặt nước trở nên khó khăn. Giống như Chambers, Ingram nhanh chóng chìm xuống dưới lòng biển.

Báo cáo chỉ ra rằng mũ bảo hiểm của Ingram chỉ vừa đủ nhô lên khỏi mặt nước, cho thấy quân nhân đã triển khai một thiết bị nổi đặc biệt trong nỗ lực tuyệt vọng để giữ mình trên mặt nước. Tại một thời điểm, dường như Ingram đã cố gắng cởi bớt thiết bị trên người nhưng thiết bị nổi của anh sau đó được tìm thấy nguyên vẹn và trôi dạt trên đại dương.

Cuộc điều tra của Hải quân Hoa Kỳ kết luận rằng trọng lượng của thiết bị cùng với hiệu suất không đủ của thiết bị nổi là nguyên nhân khiến cả hai SEAL đều không có cơ hội duy trì trạng thái nổi trên mặt nước. Cả hai người đã bị mất tích bi thảm trong vòng 47 giây.

Các ứng viên SEAL thực hiện bài huấn luyện thể chất trên bãi biển trong khóa huấn luyện Phá hủy dưới nước cơ bản/SEAL (BUD/S) tại Trung tâm Chiến tranh đặc biệt Hải quân (NSW) ở Coronado, California, ngày 4 tháng 5 năm 2020. Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ.

Các ứng viên SEAL thực hiện bài huấn luyện thể chất trên bãi biển trong khóa huấn luyện Phá hủy dưới nước cơ bản/SEAL (BUD/S) tại Trung tâm Chiến tranh đặc biệt Hải quân (NSW) ở Coronado, California, ngày 4 tháng 5 năm 2020. Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ.

Việc chặn bắt và lên tàu vào ban đêm là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà các đặc nhiệm Hải quân Hoa Kỳ thực hiện, đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và huấn luyện chuyên sâu.

Vụ tai nạn thương tâm khiến hai đặc nhiệm SEAL thiệt mạng không làm suy giảm năng lực của họ; những binh sĩ được đào tạo chuyên nghiệp này đại diện cho đỉnh cao của lực lượng tinh nhuệ quân đội Hoa Kỳ.

Những người chấp nhận ra nhập đội SEAL đồng nghĩa với việc chấp nhận một cuộc sống đầy thử thách và thay đổi liên tục.

Tuy nhiên, con đường trở thành một SEAL không dành cho tất cả mọi người. Mỗi năm, khoảng 1.000 ứng viên bắt đầu chương trình huấn luyện SEAL Hải quân Hoa Kỳ, nhưng chỉ khoảng 200 đến 250 người hoàn thành nó.

Với 9 đội SEAL đang hoạt động tại hơn 30 địa điểm trên toàn thế giới, chỉ những cá nhân xuất sắc nhất mới được chấp nhận. Quá trình tuyển chọn SEAL của Hải quân Hoa Kỳ vô cùng khắt khe, và ngay cả những vận động viên ưu tú, bao gồm cả những người từng là ứng viên Olympic, cũng đã phải bỏ cuộc.

Sức bền thể chất là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yêu cầu duy nhất đối với những người mong muốn trở thành SEAL. Chương trình huấn luyện kéo dài ít nhất 18 tháng, bắt đầu từ khóa huấn luyện cơ bản cho đến khi gia nhập một đội SEAL, với các khóa huấn luyện liên tục trong suốt sự nghiệp của họ.

Hành trình bắt đầu với các đánh giá sơ bộ, bao gồm kiểm tra y tế và các bài kiểm tra như bài kiểm tra năng khiếu nghề nghiệp trong Quân đội (ASVAB) và bài kiểm tra sức bền cho các lực lượng đặc biệt (C-SORT).

Bài kiểm tra sàng lọc Thể chất (PST) đặc biệt khắt khe, với các yêu cầu khác nhau cho ứng viên nhập ngũ và sĩ quan. SEAL nhập ngũ phải bơi khoảng 450 mét dưới 9 phút 30 giây, hoàn thành 75 lần chống đẩy, và chạy 1,5 dặm trong 9 phút 30 giây, cùng với các tiêu chí khác, trong khi ứng viên sĩ quan phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn.

Hải quân Hoa Kỳ có 9 đội SEAL đóng tại 30 điểm trên thế giới

Hải quân Hoa Kỳ có 9 đội SEAL đóng tại 30 điểm trên thế giới

Chương trình huấn luyện SEAL Hải quân được chia thành nhiều giai đoạn, bắt đầu với Trường Dự bị chiến tranh đặc biệt Hải quân (NSW Prep), tập trung vào việc chuẩn bị thể chất cho Phá hủy dưới nước cơ bản/SEAL (BUD/S). Giai đoạn kéo dài hai tháng này nhấn mạnh về thể lực, học thuật và sức chịu đựng tinh thần.

Giai đoạn tiếp theo, định hướng chiến tranh đặc biệt Hải quân (NSWO), kéo dài ba tuần và giới thiệu cho các ứng viên về lối sống tại BUD/S, chú trọng đến tinh thần đồng đội và sự kiên trì. Các giảng viên bắt đầu xác định những ứng viên thể hiện kỹ năng vượt trội trong giai đoạn này.

Giai đoạn đầu tiên của BUD/S, thường được gọi là “Tuần địa ngục,” kéo dài bảy tuần và kiểm tra giới hạn thể chất, sức chịu đựng tinh thần và khả năng làm việc nhóm của các ứng viên. Với các sự kiện được tính thời gian để đánh giá hiệu suất, nhiều ứng viên chọn rời khỏi chương trình do tính khắc nghiệt của quá trình huấn luyện.

Tuần địa ngục thực sự khắc nghiệt. Những người tham gia chỉ được ngủ bốn giờ trong suốt năm ngày, trong khi liên tục phải vận động thể chất cường độ cao.

Sau Tuần địa ngục, các ứng viên sẽ tập trung vào kỹ năng lặn chiến đấu, nơi họ học các kỹ năng cần thiết dưới nước trong điều kiện căng thẳng. Giai đoạn thứ ba bao gồm huấn luyện chiến tranh trên bộ, bao gồm bắn súng, định vị và chiến thuật chiến đấu, cùng với kiến thức học thuật để chuẩn bị cho các nhiệm vụ thực tế.

Giai đoạn cuối cùng là huấn luyện đủ tiêu chuẩn SEAL (SQT), kéo dài 26 tuần và bao gồm các khóa huấn luyện chiến thuật nâng cao. Sau khi hoàn thành, các ứng viên sẽ nhận được biểu tượng Trident SEAL và được phân vào một đội SEAL, nơi họ tiếp tục được huấn luyện để chuẩn bị cho những đợt triển khai nhiệm vụ quan trọng.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này đảm bảo mỗi SEAL đều có đủ khả năng đối mặt với những thách thức phía trước, nhấn mạnh sự kiên trì và cam kết không ngừng nghỉ để phục vụ và bảo vệ.

Thực hiện: Ngọc An

Ngọc An

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/47-giay-bi-kich-cua-biet-kich-tinh-nhue-454702.html