5 biểu hiện bệnh hen nhất định cần chú ý khắc phục

Hen suyễn là một bệnh viêm nhiễm gây khó thở và thậm chí còn gây khó khăn trong các hoạt động thể chất của bạn.

Theo một số bác sĩ, phương pháp hữu hiệu có thể đối phó với tình trạng này là tránh những thứ có thể kích thích phổi của bạn. Những yếu tố kích thích này có thể khác nhau ở mỗi người và do đó bạn cần theo dõi các triệu chứng và ngay khi gặp bất kỳ vấn đề nào, bạn nên đến bác sĩ và uống thuốc theo toa để ngăn ngừa cơn hen.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Một số triệu chứng về bệnh hen suyễn.

Mất ngủ

Mất ngủ mạn tính thường liên quan đến nguy cơ mắc các vấn đề về tim và tiểu đường, nhưng các chuyên gia cho biết nó cũng có thể làm cho bệnh hen suyễn của bạn nguy hiểm hơn.

Những thay đổi trong cơ thể do mất ngủ gây ra có thể tích tụ và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hơn về đường hô hấp.

Thậm chí các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở người trưởng thành.

Ngáp

Thở sâu, ngáp hoặc thậm chí khi bạn thở dài.

Hành động này không phải do cơ thể bị mệt mỏi. Mà với người bị hen suyễn, đây là dấu hiệu bệnh. Ba động tác này sẽ giúp cơ thể hít vào lượng oxy nhiều hơn và thải ra nhiều khí cacbonic hơn. Đây chính là nỗ lực của cơ thể để cân bằng đường thở bị tắc nghẽn do hen suyễn.

Ho kéo dài

Ho thường được coi là một dấu hiệu của cảm lạnh hoặc viêm phế quản, nhưng nếu ho kéo dài trong một thời gian dài, ho mạn tính, không trị dứt được mà tái đi tái lại thì rất có thể là dấu hiệu của hen suyễn, các chuyên gia cho biết.

Hơi thở nhanh và nông

Trong một số trường hợp, hơi thở nhanh và nông là dấu hiệu của hen suyễn. Có thể là do các cơ ở cổ và xương sườn phải hoạt động quá mức so với bình thường.

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp thở bình thường là từ 12 - 20 lần/phút. Trong khi đó, với người bị hen suyễn, hơi thở sẽ nhanh và nông hơn, với nhịp thở khoảng 30 lần/phút.

Dị ứng với mèo

Hơn một nửa các trường hợp hen suyễn liên quan đến dị ứng và theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, dị ứng với mèo có liên quan đến 30% bệnh hen suyễn.

Gợi ý những thảo dược cải thiện và ổn định triệu chứng bệnh hen hiệu quả

Theo Đông y, ho hen thường do hàn tà xâm phạm vào tạng phế gây nên. Muốn khỏi bệnh thì phải phát tán phong hàn, giải hàn, thông phế, bình suyễn.

Với hen suyễn - hen phế quản, Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận, nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa.

- Ngư tinh thảo có hiệu quả đối với áp xe phổi, bệnh ứ trệ ở phổi, các chứng viêm ở phổi.

- La bặc tử tiêu thực, hỗ trợ giảm suyễn, giúp tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Khắc phục các chứng thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đàm) cho ho hen, và cắt cơn hen suyễn.

- Bạch giới tử - Hỗ trợ trừ đờm, giảm ho, tiêu độc bởi vị cay, ôn; tác động vào kinh phế giúp ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh); lợi khí, hóa đàm, thông kinh lạc, tiêu thũng độc, hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, âm thư, lưu chú, loa lịch, đàm hạch.

- Xuyên bối mẫu vị đắng, tính hơi hàn qui kinh phế và tâm có tác dụng hỗ trợ nhuận phế, trừ đàm, chỉ khái trừ ho, thanh nhiệt và tán kết, trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, chốc lở. Xuyên bỗi mẫu từ lâu được dùng nhiều cho người ho do dị ứng thời tiết, ho cảm, ho gió, ho khan và ho có đàm hiệu quả.

- Bạch cập hỗ trợ giảmgiãn phế quản, phế ung (áp xe phổi) ho khạc ra máu.

- Linh chi hỗ trợ ổn định huyết áp, các bệnh tim mạch, suy nhược, giảm phế hư hen suyễn ít người biết đến.

- Đông trùng hạ thảo giúp bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí truất phế thũng. Theo quan điểm trong Đông y cổ, loài thảo dược này có khả năng "bảo phế, ích thận" và "dĩ lao khái". Nhiều tư liệu y học lâu đời của Trung Quốc có ghi: tác dụng của đông trùng hạ thảo là: “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”. Các hiệu quả hăng hái trong tác dụng của đông trùng hạ thảo đến hệ thống hô hấp tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm, ức chế vi sinh vật có hại, nói cả vi khuẩn lao, làm trương nở những nhánh khí quản... rất tốt. Đồng thời giảm nhẹ các chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh tim phổi và bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già, bệnh dãn truất phế quản song song kéo dài thời gian không tái sinh bệnh.

- Cây lá hen tác dụng hỗ trợ kháng viêm, tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch trừ ho hiệu quả tốt cả với lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ của cây. Các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol… có nhiều tác dụng sinh học rất quý như hỗ trợ tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn...

- Cốt khí củ tác dụng khu phong thông kinh, hóa đàm, chỉ khái chống viêm, …

Và một tin vui cho những người mắc hen phế quản, đó là hiện nay đã có sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho người hen suyễn, viêm phế quản - phổi tắc nghẽn mạn tính từ thảo dược có thể kiểm soát tái phát và đẩy lùi bệnh hiệu quả từ bài thuốc trên với liều lượng chuẩn hóa và tiện dùng hơn rất nhiều.

Dự phòng hen phế quản và COPD bằng sản phẩm thảo dược, người bệnh sẽ phải tuân thủ theo các liệu trình và chỉ định của bác sĩ. Thông thường một năm chỉ cần dự phòng từ 2 - 4 liệu trình. Mỗi liệu trình kéo dài từ 8 - 10 tuần.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/5-bieu-hien-benh-hen-nhat-dinh-can-chu-y-khac-phuc-n193491.html