5 bước nhận bồi thường bảo hiểm ô tô các tài xế nên biết

Sau khi xảy ra tại nạn, lái xe nên thực hiện các bước này để có thể nhận bồi thường bảo hiểm ô tô, đảm bảo quyền lợi cho bản thân và phương tiện.

Thủ tục bồi thường bảo hiểm bắt buộc với ô tô thế nào?

Theo đó, căn cứ Điều 12 và Điều 13 Nghị định 67/2023NĐ-CP, khi xảy ra tai nạn, để được bồi thường bảo hiểm ô tô, chủ xe phải thực hiện theo thủ tục sau đây:

Bước 1: Thông báo vụ việc tai nạn cho cho công ty bảo hiểm ô tô

Sau khi xảy ra tai nạn, người mua bảo hiểm ô tô, người được bảo hiểm phải thông báo ngay vào đường dây nóng của công ty bảo hiểm. Sau đó gửi thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử trong 5 ngày làm việc kể từ khi xảy ra tai nạn, trừ trường hợp trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng.

Sau khi xảy ra tai nạn, lái xe nên thông báo ngay cho cơ quan chức năng và công ty bảo hiểm ô tô.

Sau khi xảy ra tai nạn, lái xe nên thông báo ngay cho cơ quan chức năng và công ty bảo hiểm ô tô.

Bước 2: Phối hợp với công ty bảo hiểm giám định mức độ tổn thất

Trong 1 giờ sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục.

Bên cạnh đó, chủ xe phối hợp với công ty bảo hiểm cùng các bên liên quan thực hiện giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm ngay trong 24 giờ xảy ra tai nạn.

Bước 3: Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm ô tô đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của chủ phương tiện về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm phải tạm ứng tiền bồi thường cho thiệt hại về sức khỏe, tính mạng:

- Nếu đã xác định được tai nạn thuộc phạm vi bồi thường:

Trường hợp tử vong: Tạm ứng 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ.

Trường hợp tổn thương bộ phận: Tạm ứng 50% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ.

- Nếu chưa xác định được tai nạn thuộc phạm vi bồi thường:

Trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên: Tạm ứng 30% mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%: Tạm ứng 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ.

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của chủ phương tiện về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm phải tạm ứng tiền bồi thường cho thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của chủ phương tiện về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm phải tạm ứng tiền bồi thường cho thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.

Bước 4: Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm ô tô

Hồ sơ đề nghị bồi thường bảo hiểm bao gồm:

1. Văn bản yêu cầu bồi thường. (Trước đây không quy định phải nộp văn bản này)

2. Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp), gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).

- Giấy phép lái xe; Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đổi chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

Giấy chứng nhận thương tích; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.

4. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).

- Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.

6. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

7. Quyết định của tòa án (nếu có). Đây cũng là một quy định mới mà trước đây không yêu cầu phải nộp.

Bên mua bảo hiểm ô tô, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại mục 1, 2, 3 4 và mục 7 nêu trên. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại mục 5 và mục 6 nêu trên.

Bước 5: Nhận tiền bồi thường bảo hiểm ô tô

Mức bồi thường bảo hiểm ô tô bắt buộc

Theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, trường hợp ô tô gây tai nạn, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm số tiền mà người này đã bồi thường hoặc sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nếu người được bảo hiểm chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho bên bị thiệt hại.

Mức bồi thường bảo hiểm ô tô về sức khỏe, tính mạng

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.

Số tiền bồi thường bảo hiểm cụ thể được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá mức bồi thường được quy định (theo điểm a khoản 6 Điều 12 Nghị định 67).

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.

Trường hợp có quyết định của tòa án thì căn cứ vào quyết định của tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Cụ thể:

- Bồi thường tối đa: 150 triệu đồng/người với trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật.

- Bồi thường theo mức độ thương tật:

Trong đó, tỷ lệ thương tổn được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định 67/2023/NĐ-CP:

Ví dụ: Chạm sọ với tỷ lệ tổn thương là 8% thì mức bồi thường bảo hiểm = 8% x 150 triệu đồng = 12 triệu đồng

Lưu ý: Với tai nạn do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng với bên thứ ba bị thiệt hại bằng 50% mức bồi thường theo quy định hoặc theo thỏa thuận giữa các bên nhưng cũng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67.

Mức bồi thường bảo hiểm ô tô về tài sản

Theo điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức bồi thường bảo hiểm với thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về tài sản do ô tô gây ra là 100 triệu đồng/vụ (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường thiệt hại về tài sản do ô tô gây ra theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/vụ.

Diễm Hằng

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-buoc-nhan-boi-thuong-bao-hiem-o-to-cac-tai-xe-nen-biet-172231124104524163.htm