5 cách tàu sân bay Mỹ có thể bị đánh chìm
Tàu sân bay có cách tự vệ trước các đòn tấn công như ngư lôi phóng từ tàu ngầm, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo… Tuy nhiên, dưới đây là 5 vấn đề mà kiến trúc sư tàu sân bay thế hệ tiếp theo cần phải cân nhắc kỹ trong ít nhất ba thập kỷ tới.
Phương tiện không người lái dưới biển
Từ lâu, tàu ngầm đã trở thành mối đe dọa chết người nhất đối với hàng không mẫu hạm. Trong Thế chiến II, các hạm đội tàu sân bay lớn đều chịu tổn thất do tàu ngầm gây ra. Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ coi tàu ngầm của Liên Xô là một vấn đề nghiêm trọng.
Khó khăn lớn nhất mà tàu ngầm phải đối mặt là tìm kiếm tàu sân bay, sau đó vào vị trí khai hỏa (bằng tên lửa hoặc ngư lôi) trước khi có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi máy bay của tàu sân bay và tàu hộ tống. Nếu con tàu không phải là cảm tử, thì việc tìm kiếm một lối thoát tiềm năng cũng là một vấn đề.
Tàu ngầm không người lái giải quyết được các vấn đề này. Chúng có thể chờ đợi vô thời hạn dọc theo các tuyến đường mà hàng không mẫu hạm có thể đi qua, chỉ chuyển sang tấn công sau khi chúng phát hiện ra tàu sân bay. Chỉ được trang bị một số vũ khí, các phương tiện không người lái dưới biển, hoạt động tự động trong các điều kiện định sẵn, có thể khiến các tàu sân bay tương lai phải trả giá.
Tấn công mạng
Hàng không mẫu hạm là một hệ thống phức tạp, từ thiết kế tàu, nhóm không quân đến lực lượng đặc nhiệm hộ tống. Tàu sân bay lớp Ford sẽ phức tạp hơn, hoạt động như một phần của một hệ thống vũ khí và cảm biến với phạm vi kết nối hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm. Mặc dù các liên kết kỹ thuật số của mạng lưới này khó có thể đột nhập nhưng bất kỳ kẻ thù nào cũng sẽ cố gắng xâm nhậm hệ thống máy tính để phá hoại các liên kết này.
Tác động của các cuộc tấn công mạng có thể rất khác nhau; ở mức tối thiểu, chúng có thể "che mắt" các hàng không mẫu hạm, khiến tàu và máy bay không thể thực hiện nhiệm vụ. Nó cũng có thể tiết lộ vị trí của tàu sân bay, khiến con tàu dễ bị tấn công bởi tên lửa và tàu ngầm. Ở mức độ cao hơn, một cuộc tấn công mạng có thể vô hiệu hóa các hệ thống chủ chốt, khiến tàu sân bay không thể tự vệ.
Các phương tiện không người lái trên không
Trên thực tế, các thiết bị bay không người lái (UAV) không có gì mới khi so sánh với một một tên lửa hành trình (không khác gì máy bay không người lái tự sát). Trong lịch sử, những chiếc máy bay có người lái đã từng đánh chìm tàu sân bay từ những năm 40 của thế kỷ trước bằng cách tự sát vì phải đối mặt với hệ thống phòng không. Tên lửa hành trình cũng vậy, nó giúp mở rộng tầm bắn nhưng xuyên thủng hệ thống phòng không là điều không dễ dàng.
Ngược lại, các UAV tự hành mang vũ khí có khả năng linh hoạt để áp đảo các mạng lưới phòng không, đặc biệt khi người ta không phải lo lắng về sự sống còn của phi công. Người ta có thể điều động vũ khí ở nhiều cự li khác nhau, sau đó áp sát mục tiêu và dùng cách tự sát để giáng những đòn chí mạng cho tàu sân bay. Không có gì trên thế giới này nguy hiểm hơn một cỗ máy cảm tử.
Vũ khí siêu thanh
Trung Quốc, Nga và Mỹ đều dành sự quan tâm lớn đến các hệ thống siêu thanh, vốn gây ra mối đe dọa theo nhiều cách tương tự tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, không giống như tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu thanh có thể tiếp cận mục tiêu từ quỹ đạo, khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn bằng vũ khí phòng thủ. Chúng kết hợp những đặc tính gây chết người nhất của cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, và chỉ với quán tính thôi cũng đủ gây ra thiệt hại không nhỏ tàu sân bay, nếu không nói là toàn bộ con tàu.
Tấn công từ quỹ đạo
Tàu sân bay vốn dĩ không thể tàng hình giống như cách một máy bay, tàu ngầm hoặc thậm chí tàu nổi có thể trở nên vô hình, một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các tàu sân bay luôn có được mức độ hữu dụng nhất định nhờ tính cơ động của chúng. Nhược điểm của căn cứ không quân tĩnh là kẻ thù luôn biết nó ở đâu nên các tàu sân bay có thể tận dụng sự khác biệt giữa hệ thống giám sát và hệ thống vũ khí ngoài tầm nhìn.
Các hệ thống tấn công từ quỹ đạo (còn gọi là “Những quả chùy của Chúa”) có thể giải quyết vấn đề đó. Các vệ tinh được trang bị các thanh vonfram, hoặc bất kỳ loại vũ khí động năng nào khác, có thể đồng thời xác định các tàu sân bay và tấn công chúng, mà không gặp các vấn đề lộn xộn liên quan đến kết nối mạng. Các thực thể từ quỹ đạo này chỉ sử dụng động năng, có thể tung ra một cú đánh cực mạnh vào một mục tiêu trên bề mặt, đánh chìm tàu sân bay hoặc khiến nó trở nên vô dụng.
Hàng không mẫu hạm có trụ vững lâu dài không?
Các tàu sân bay là công cụ có ảnh hưởng địa chính trị rất lớn. Một khi chúng phục vụ hữu ích trong vai trò đó, các quốc gia khác sẽ tìm cách vô hiệu hóa chúng.
Tàu sân bay đã được chứng minh có tính linh hoạt đáng kể, với mức này hay cách khác trong gần một trăm năm qua. Kể từ USS Forrestal trở đi, siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã tồn tại về cơ bản với hình thức tương tự kể từ những năm 50 của thế kỷ trước và có thể sẽ tiếp tục hoạt động trong nửa sau của thế kỷ XXI.
Sẽ đến một lúc nào đó, các vũ khí hiện đại xuất hiện, các hàng không mẫu hạm sẽ không còn khả năng để che chắn “gót chân Achilles” của chúng. Tuy nhiên, không rõ khi nào ngày đó sẽ đến. Điều đó chỉ có thể được chứng thực nếu một trong những tàu sân bay với sức mạnh đáng sợ đó của Hải quân Mỹ bị hạ gục.
(theo National Interest)
Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/5-cach-tau-san-bay-my-co-the-bi-danh-chim-143430.html