5 câu hỏi quan trọng sau khi Hồ sơ Pandora được tiết lộ

Những tiết lộ từ Hồ sơ Pandora - sự hợp tác của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế và các đối tác truyền thông bao gồm The Washington Post và The Guardian - gần như vang danh khắp thế giới ngay sau khi được công bố hôm 3/10 vừa qua.

Một bản đồ thể hiện số lượng các chính khách có tên trong Hồ sơ Pandora tập trung tại khắp các quốc gia trên thế giới. Nguồn: Trang web của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế

Một bản đồ thể hiện số lượng các chính khách có tên trong Hồ sơ Pandora tập trung tại khắp các quốc gia trên thế giới. Nguồn: Trang web của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế

Khác gì Hồ sơ Panama 2016?Hồ sơ Pandora - với cái tên bắt nguồn từ Thần thoại Hy Lạp về một chiếc hộp kín chứa tệ nạn trên thế giới - chứa 11,9 triệu bộ hồ sơ bị rò rỉ từ 14 công ty trong ngành dịch vụ tài chính nước ngoài, cho thấy cách những người giàu giấu tài sản của họ. Đây là kết quả làm việc của hơn 600 nhà báo ở 117 quốc gia.Báo cáo đã thiết lập các mối liên hệ hoạt động tại nước ngoài với số lượng chính trị gia và quan chức nhà nước nhiều gấp đôi so với Hồ sơ Panama - một báo cáo buộc tội ngành ngân hàng nước ngoài do tập đoàn báo chí phát hành cách đây 5 năm.Hồ sơ Pandora bao gồm thông tin về hơn 330 chính trị gia và quan chức từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 35 nguyên thủ quốc gia.Người giàu "giấu tiền" bằng cách nào?Một giải pháp đã được thiết kế cho ngành dịch vụ tài chính, chuyên giúp các khách hàng giàu có che giấu tài sản của họ, giảm thiểu một cách hợp pháp các khoản thuế mà họ phải trả.

Những kết quả này đạt được thông qua một số phương pháp cơ bản, dựa trên các nguyên tắc sở hữu trá hình và quy định thấp. Che giấu sự giàu có là một "đặc sản" được các "thiên đường thuế" như Panama, Dubai, Monaco, Thụy Sĩ và quần đảo Cayman, cũng như một số bang của Mỹ như South Dakota và Delaware cung cấp.
Quyền sở hữu bí mật đối với ngôi nhà và các tài sản khác có thể được che đậy bởi các công ty ẩn danh - những công ty không bắt buộc phải xác định chủ sở hữu của họ. Ở một số quốc gia, không có yêu cầu quy định nào để xác định và đăng ký cái gọi là chủ sở hữu được hưởng lợi của tài sản - những người trực tiếp hưởng lợi từ tài sản ngay cả khi tên của người khác được liệt kê là chủ sở hữu.
Việc sử dụng lỗ hổng quyền sở hữu có lợi này cho phép các chủ sở hữu thực sự ẩn sau các lớp hồ sơ pháp lý khó hoặc không thể "bóc trần": Chủ sở hữu của công ty A có thể được xác định là công ty B và chủ sở hữu của công ty B có thể được xác định là công ty C, và cứ như thế.
Tại sao điều này lại hợp pháp?
Thực tế, nhiều cá nhân giàu có có thể viện lý do dường như rất hợp lý để không tiết lộ về tài sản của họ một cách hợp pháp. Chẳng hạn như để bảo vệ họ khỏi những người thân cận có ý đồ xấu, các nguy cơ bị tống tiền, hoặc để đảm bảo quyền thừa kế cho con cháu của họ.
Nhưng những người ủng hộ sự minh bạch về tài chính nói rằng hệ thống này đang bị lạm dụng, dễ bị tham nhũng và được xây dựng vì lòng tham. Phần lớn ngành dịch vụ tài chính nước ngoài không được kiểm soát hoặc tự quản lý. Một số nhân viên ngân hàng, kiểm toán viên và kế toán làm việc trong ngành này được cho là những cựu quan chức biết rõ những lỗ hổng trong hệ thống.
Ủy ban Độc lập Cải cách Thuế Doanh nghiệp Quốc tế - một nhóm vận động có trụ sở tại Paris - nhận xét: "Hồ sơ Pandora tiết lộ hoạt động bên trong của một thế giới tài chính ngầm, cung cấp một cánh cửa dẫn vào các hoạt động tiềm ẩn của một nền kinh tế nước ngoài toàn cầu".
Tại sao Hồ sơ Pandora quan trọng?
Báo cáo được công bố trong bối cảnh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét trên thế giới, ngày càng trở nên tồi tệ hơn bởi đại dịch Covid-19, vốn đã làm gia tăng sự phẫn nộ của người dân về đặc quyền giàu có ở nhiều quốc gia.
Những tiết lộ này cũng có thể gây tổn hại về mặt chính trị, ngay cả ở những quốc gia mà các nhà lãnh đạo ít có trách nhiệm giải trình trước công chúng, quốc gia theo chế độ quân chủ... khi mà người dân có được thông tin và cái nhìn sâu sắc về các nhà lãnh đạo của mình.
Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo đã vận động bằng các cam kết hạn chế tham nhũng - chẳng hạn như ở Pakistan, Ukraine hay Kenya - việc bị đưa vào Hồ sơ Pandora là điều không khỏi xấu hổ và mất uy tín.
Cơ sở để chấm dứt các hoạt động này?
Các tổ chức vận động chống tham nhũng cho biết họ hy vọng Hồ sơ Pandora sẽ thúc đẩy hành động tăng cường các quy định tài chính quốc tế, hạn chế việc tránh thuế và theo dõi nghiêm ngặt các cách mà người giàu có thể che giấu tài sản.
Thời báo Tài chính dẫn lời Lakshmi Kumar - Giám đốc chính sách tại Global Financial Integrity, có trụ sở tại Washington - cho biết, một trong những điểm chính rút mà bà rút ra từ báo cáo này là sự đồng lõa của các chủ ngân hàng trong việc giúp đỡ những khách hàng giàu có nhất của họ.
"Khi người giàu giàu có đến mức nào đó và đang tìm kiếm một cách sáng tạo để giấu tiền, họ không thể làm điều đó một mình", bà Kumar nói, "họ cần một mạng lưới các chuyên gia để hỗ trợ. Những người này thường là những người có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống tài chính".

Hương Thảo

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/5-cau-hoi-quan-trong-sau-khi-ho-so-pandora-duoc-tiet-lo-437032.html