5 dấu hiệu nhiều người gặp cứ lầm tưởng bản thân đang bị ung thư nhưng thực tế lại thế này
Khi tự nhiên thấy sưng, đau hoặc bị ho, đầy bụng kéo dài... nhiều người nghĩ đó là dấu hiệu ung thư nhưng thực tế có phải vậy?
5 dấu hiệu nhiều người gặp cứ lầm tưởng bản thân đang bị ung thư
Tóc/lông mọc xuyên qua nốt ruồi
Nhiều người có tóc/lông mọc xuyên qua nốt ruồi là nghĩ ngay tới trường hợp bị ung thư da. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.
Theo các chuyên gia, nếu một sợi tóc mọc xuyên qua nốt ruồi mà cấu trúc da không bị thay đổi, thì đó là triệu chứng lành tính, chưa hẳn là ung thư. Bởi, khi một người bị ung thư da, tóc và lông không thể được hình thành.
Cứ tưởng khối u lành tính là thành ung thư
Hầu như tất cả các khối u lành tính đều khó trở thành ung thư, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ và siêu hiếm như polyp đại tràng. Ngoài ra, u vú, u xơ hay u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung hầu như rất ít để thành ung thư.
Sưng, đau là ung thư
Có thể bạn không biết, nhưng hầu hết các khối u đều không gây cảm giác đau. Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng khi có một vết sưng, đau trên da hoặc dưới da thì chưa chắc đó là ung thư. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên lại rất giống với nguy cơ bị nhiễm trùng nguy hiểm cần điều trị. Do vậy, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể hơn.
Triệu chứng kéo dài nhiều năm
Nếu bạn bị ho nhiều, đau đầu, đầy bụng trong nhiều năm thì đó không phải là ung thư. Theo các chuyên gia, đó có thể tiềm ẩn có một số căn bệnh khác, tuy ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải kiểm tra để can thiệp kịp thời.
Triệu chứng bệnh đến và đi đột ngột
Một ngày nào đó, cơ thể bạn đột nhiên xuất hiện một vết sưng, phát ban nhưng biến mất khoảng 1 tuần sau đó thì chưa chắc đây là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Ung thư thường có những triệu chứng nặng hơn theo thời gian. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là ung thư ruột kết. Người bị bệnh này thường bị tiêu chảy lẫn máu rải rác đến và đi bất thường.
Bí quyết ăn uống phòng tránh ung thư
Các loại đậu
Đậu rất tốt cho cơ thể, nó chứa nhiều chất phytochemical giúp bảo vệ tế bào của cơ thể, có khả năng làm chậm lại sự phát triển của khối u và ngăn chạn khối u giải phóng các chất gây tổn hại thêm các tế bào lân cận.
Ăn sáng giảm nguy cơ ung thư
Với chế độ ăn giàu folate – tức là cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin B – loại vitamin có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và vú. Nên ăn nhiều ngũ cốc đặc biệt vào bữa sáng sẽ giúp cung cấp folate cho cơ thể. Hàm lượng folate còn có trong nước cam, hay các loại quả như dưa hấu, dâu tây.
Một số thực phẩm có hàm lượng folate cao phải kể đến như trứng, mămg tây, các loại đậu, hạt hướng dương, rau lá rau xanh như rau bina. Cách tốt nhất để đủ folate cho cơ thể là bằng cách ăn các loại trái cây, rau quả, và các sản phẩm ngũ cốc.
Bỏ qua các loại thịt chế biến
Nếu thỉnh thoảng bạn ăn một cái xúc xích sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn ăn thường xuyên và trong một thời gian dài các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội sẽ giúp làm tăng nguy cơ trực tràng, hoặc ung thư dạ dày.
Ngoài ra, ăn các loại thịt chế biến sẵn và được bảo quản bằng thuốc có nguy cơ cao dẫn bạn tới bệnh ung thư.
Chống ung thư bằng cà chua
Mặc dù hoạt chất lycopene - sắc tố quyết định màu đỏ của cà chua có khả năng chống ung thư chưa rõ ràng. Nhưng một số nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa ăn cà chua và giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên ăn cà chua dưới dạng nước trái cây, nước sốt sẽ làm tăng khả năng chống ung thư của thực phẩm này.
Quả việt quất rất tốt cho sức khỏe
Các chất chống oxy hóa trong quả việt quất có thể có giá trị lớn trong việc bồi bổ sức khỏe, có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư. Chất chống oxy hóa giúp loại trừ các gốc tự do trước khi họ có thể làm tổn thương đến các tế bào.