5 kiệt tác quý bị Đức quốc xã ăn cắp
Trong chiến tranh thế giới II, Đức quốc xã đã ăn cắp nhiều kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng của các họa sĩ, thợ điêu khắc tài ba như Vincent van Gogh, Gustav Klimt...
1. Bức tranh "Saint Justa and Saint Rufina" của họa sĩ lừng danh Tây Ban Nha Bartolome Esteban Murillo. Ông sống ở thế kỷ 17 - thời kì hưng thịnh nghệ thuật Baroque. Murillo được mọi người biết đến là một họa sĩ tài năng với những công trình tôn giáo và bức vẽ chân dung thường ngày của mình. Năm 1943, quân đội Đồng Minh đã thành lập một lực lượng hỗ trợ bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật và di tích quốc gia. Bức tranh Saint Justa and Saint Rufina được bảo quản tại Viện Bảo tàng Meadows( Mỹ). Đây là nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Tây Ban Nha lớn nhất.
Tuy nhiên, bức tranh đã bị thất lạc vào thời điểm xảy ra thế chiến thứ II. Đức quốc xã đã lấy trộm bức tranh quý giá này. Cụ thể, gia đình họa sĩ Murillo bị trộm lẻn vào nhà ăn cắp tác phẩm nghệ thuật năm 1941. Sau đó, bảo tàng Meadows đã mua bức tranh này tại buổi bán đấu giá. Hiện, hai bức tranh quý này có giá trị hơn 10 triệu USD.
2. Bức tranh "Người họa sĩ trên đường đến Tarascon" của Vincent van Gogh. Vincent van Gogh là một họa sĩ người Hà Lan mất năm 1890 ở tuổi 37. Ông là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật.
Năm 1933 Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Một trong những quyết định đầu tiên của Hiter là “làm sạch nền văn hóa Đức".
Khi đó, Van Gogh bị coi là "phần tử thái hóa" của nghệ thuật và phát xít Đức đã tiêu hủy hàng loạt bức tranh của ông, cùng với các họa sĩ nổi tiếng khác như Picasso, Klee, Ernst… Trong chiến tranh thế giới II, bức tranh "Người họa sĩ trên đường đến Tarascon" được cho là bị Đức quốc xã ăn trộm. Tuy nhiên, một số tài liệu cho rằng, kiệt tác nghệ thuật đó đã tan thành tro bụi do quân đồng minh ném bom đạn oanh tạc Magdeburg và thiêu rụi bảo tàng Kaiser-Friedrich - nơi cất giữ, trưng bày bức "Người họa sĩ trên đường đến Tarascon".
3. Bức tranh "Chân dung tiến sĩ Gachet" của họa sĩ tài hoa Vincent van Gogh. Năm 1933, Hitler đưa van Gogh vào danh sách những "nghệ sĩ thoái hóa". Vì vậy, nhiều tác phẩm của ông bị đánh cắp, trong đó có bức "Chân dung tiến sĩ Gachet". Năm 1911, bức tranh thuộc sở hữu của bảo tàng Städel ở Frankfort, Đức.
Tuy nhiên vào năm 1937, bức tranh bị quân đội Đức tịch thu và đem bán đấu giá. Từ thời điểm đó, bức tranh đã qua tay nhiều người. Người cuối cùng sở hữu bức tranh được biết đến là một doanh nhân người Nhật Ryoei . Người này đã bỏ 82,5 triệu USD để mua nó. Tuy nhiên sau khi ông này qua đời năm 1996, không ai còn nắm rõ tin tức về bức tranh.
4. Bức tranh “Portrait of Adele Bloch-Bauer I” của họa sĩ người Áo Gustav Klimt. Năm 1904, Ferdinand Bloch-Bauer thuê Gustav Klimt vẽ một bức chân dung vợ Adele. Klimt mất ba năm để hoàn thành bức chân dung được làm bằng vàng và dầu trên vải. Khi chiến tranh xảy ra, toàn bộ tài sản của ông Ferdinand bị tiêu tán bao gồm cả bức tranh nổi tiếng kia. Ông Ferdinand qua đời ở Thụy Sĩ vào năm 1945.
Năm 1998 chính phủ Áo quyết định trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị Đức quốc xã chiếm đoạt cho chủ nhân của nó. Tuy nhiên, công việc đó hết sức tốn kém và phức tạp. Đến tận năm 2006, tòa án Áo quyết định trao trả bức tranh trên và 4 bức tranh khác của Gustav Klimt cho người thừa kế của Ferdinand là bà Maria Altmann.
5. Kiệt tác "Bàn Thờ Veit Stoss" của nhà điêu khắc nổi tiếng người Đức Veit Stoss. Ông nhận được yêu cầu của người dân Kraków (Ba Lan) để chế tác một chiếc bàn thờ ấn tượng. Stoss đồng ý và sáng tạo nên "Bàn thờ Veit Stoss" cũng là bức trang trí bàn thờ theo phong cách Gô-tích lớn nhất thế giới.Bàn thờ cao 13m và rộng 11m. Trên bàn thờ có những bức tượng hình người tinh xảo, mỗi pho tượng cao hơn 3,6m được đẽo trực tiếp từ thân một cây cam.
Quân đội Đức quốc xã đã tìm được và đánh cắp nó. Sau đó, bàn thờ và những pho tượng được chuyển bằng tàu thủy đến Berlin và được đem cất giấu trong tòa lâu đài Nuremberg. Kho báu quốc gia Ba Lan "Bàn thờ Veit Stoss" đã được chuyển về quê nhà năm 1957. Sau đó, nó được trưng bày tại Nhà thờ St. Mary ở Kraków (Ba Lan) cho đến ngày nay.