5 loài cá mập nguy hiểm nhất đại dương, nhìn phát hãi

Cá mập được cho là xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ xuất hiện khủng long và có những loài rất nguy hiểm. Dưới đây là 5 loài cá mập nguy hiểm nhất hành tinh.

1. Cá mập trắng: loài cá mập đại diện cho nỗi sợ hãi khi chúng ta nhắc về các loài cá mập nói chung. Bộ hàm của chúng có lực cắn hơn 4.000 PSI, thì khó có ai có thể sống sót do bị chảy máu đến chết hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng. (Nguồn: Dân trí)

1. Cá mập trắng: loài cá mập đại diện cho nỗi sợ hãi khi chúng ta nhắc về các loài cá mập nói chung. Bộ hàm của chúng có lực cắn hơn 4.000 PSI, thì khó có ai có thể sống sót do bị chảy máu đến chết hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng. (Nguồn: Dân trí)

Tuy nhiên chúng không hề thích ăn thịt người. Trái lại, món khoái khẩu của loài cá mập này là hải cẩu và sư tử biển. (Nguồn: VnReview)

Tuy nhiên chúng không hề thích ăn thịt người. Trái lại, món khoái khẩu của loài cá mập này là hải cẩu và sư tử biển. (Nguồn: VnReview)

2. Cá mập hổ: trở nên nguy hiểm vì chúng có khả năng ăn bất cứ thứ gì mà chúng tìm thấy. Chính vì vậy, loài cá mập này có thể còn nguy hiểm hơn cả cá mập trắng. (Nguồn: Zing News)

2. Cá mập hổ: trở nên nguy hiểm vì chúng có khả năng ăn bất cứ thứ gì mà chúng tìm thấy. Chính vì vậy, loài cá mập này có thể còn nguy hiểm hơn cả cá mập trắng. (Nguồn: Zing News)

Những chiếc răng nhọn hoắt của cá mập hổ có thể đâm thủng và xé toạc con mồi chỉ trong vài giây. (Nguồn: Vietnamnet)

Những chiếc răng nhọn hoắt của cá mập hổ có thể đâm thủng và xé toạc con mồi chỉ trong vài giây. (Nguồn: Vietnamnet)

3. Cá mập bò: trở nên nguy hiểm vì chúng có nhiều khả năng tiếp xúc với con người hơn một số loài cá mập khác trong danh sách. Chúng có thể sống ở cả lưu vực nước mặn, nước ngọt, và thậm chí có thể tiến sát vào vùng nước nông - nơi thường xuyên có sự xuất hiện của con người. (Nguồn: Thegioidongvat.Co).

3. Cá mập bò: trở nên nguy hiểm vì chúng có nhiều khả năng tiếp xúc với con người hơn một số loài cá mập khác trong danh sách. Chúng có thể sống ở cả lưu vực nước mặn, nước ngọt, và thậm chí có thể tiến sát vào vùng nước nông - nơi thường xuyên có sự xuất hiện của con người. (Nguồn: Thegioidongvat.Co).

Chúng cũng là loài có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao. Chính bởi lý do này, nhiều người có thể đã vô tình kích động cá mập bò mà không hề hay biết. (Nguồn: Vietnamnet).

Chúng cũng là loài có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao. Chính bởi lý do này, nhiều người có thể đã vô tình kích động cá mập bò mà không hề hay biết. (Nguồn: Vietnamnet).

4. Cá mập đầu đen: là loài thường xuyên được ghi nhận trong các vụ cá mập tấn công người, đặc biệt là những đối tượng đam mê lướt sóng. (Nguồn: Pixapay).

4. Cá mập đầu đen: là loài thường xuyên được ghi nhận trong các vụ cá mập tấn công người, đặc biệt là những đối tượng đam mê lướt sóng. (Nguồn: Pixapay).

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là chúng dường như chỉ cắn, chứ không hề giết hại con người. Bằng chứng là cho đến nay đã có 41 vụ tấn công người được ghi nhận bởi cá mập đầu đen, nhưng không có trường hợp tử vong nào. (Nguồn: Dân trí).

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là chúng dường như chỉ cắn, chứ không hề giết hại con người. Bằng chứng là cho đến nay đã có 41 vụ tấn công người được ghi nhận bởi cá mập đầu đen, nhưng không có trường hợp tử vong nào. (Nguồn: Dân trí).

5. Cá mập xanh: rất ít khi được bắt gặp ở những bãi biển. Chúng ưa thích vùng nước sâu ít nhất là 350 mét, nơi chúng dễ dàng tìm thấy món ăn ưa thích gồm cá trích, cá mòi, và các động vật không xương sống như mực, bạch tuộc. (Nguồn: Pronews).

5. Cá mập xanh: rất ít khi được bắt gặp ở những bãi biển. Chúng ưa thích vùng nước sâu ít nhất là 350 mét, nơi chúng dễ dàng tìm thấy món ăn ưa thích gồm cá trích, cá mòi, và các động vật không xương sống như mực, bạch tuộc. (Nguồn: Pronews).

Tuy nhiên, cá mập xanh cũng được coi là một mối đe dọa với con người nếu chẳng may bắt gặp chúng giữa biển sâu. (Nguồn: Dân trí).

Tuy nhiên, cá mập xanh cũng được coi là một mối đe dọa với con người nếu chẳng may bắt gặp chúng giữa biển sâu. (Nguồn: Dân trí).

Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

Vân Anh (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/5-loai-ca-map-nguy-hiem-nhat-dai-duong-nhin-phat-hai-1770497.html