5 lực lượng không quân mạnh nhất thế kỷ 20, Anh xếp thứ mấy?
Dù 'sinh sau đẻ muộn' so với lục quân và hải quân, tuy nhiên không quân đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ lực lượng quân sự nào trong các chiến dịch quân sự hiện hành.
Từ thế kỷ 19, lực lượng quân sự các nước đã bắt đầu sử dụng các phương tiện trên không để tác chiến. Tuy nhiên, tới chiến tranh Ý – Thổ Nhĩ Kỳ năm 1911, máy bay mới bắt đầu được sử dụng nhằm mục đính ném bom vào các vùng lãnh thổ đối phương. Chỉ vài năm sau đó, máy bay đã trở thành thứ vũ khí phổ biến.
Hiện nay, không quân đóng vai trò tốt quan trọng trong hầu hết các chiến dịch quân sự. Tuy có lịch sử hình thành ngắn hơn so với các lực lượng quân sự khác nhưng lại có sự ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.
Không quân Mỹ
Không quân Mỹ chính thức được thành lập ngày 18/9/1947, sau khi sát nhập Không quân Lục quân Mỹ, tổ chức Hàng không Lục quân Mỹ, và các đơn vị tín hiệu của Lục quân Mỹ. Sau đó trong thời kỳ 1941 – 1945, Không quân Mỹ đã góp phần giúp Mỹ giành chiến thắng trước Đức và Nhật.
Tuy vậy, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, các mâu thuẫn nội bộ đã nổ ra liên tục, khiến Không quân được tách thành một bộ phận độc lập.
Ngày nay, Không quân Mỹ đang giữ vị trí lực lượng không quân hùng mạnh nhất toàn cầu. Các ưu thế trên không của lực lượng quân sự này giúp nước này có thể tác chiến tại mọi nơi trên toàn thế giới.
Không quân của Hải quân Mỹ
Máy bay đầu tiên của Hải quân Mỹ cất cánh năm 1911, bằng cách sử dụng một boong tạm gắn vào tàu USS Birmingham. Sau đó hàng không hải quân đã tiếp tục phát triển nhanh chóng, đưa ra 6 tàu sân bay cỡ lớn.
Tới Thế Chiến II, phi đội hải quân Mỹ đã góp phần giành thắng lợi trong chiến dịch Đại Tây Dương, chống lại các tàu ngầm U – Boat của Phát-xít Đức, phá hủy vô số tàu ngầm Đức.
Không quân thuộc Hải quân Mỹ đã đi đầu trong các chiến dịch năm 1943 – 1944, giải phóng các khu vực do Nhật chiếm đóng. Tại đỉnh điểm, Mỹ đã sở hữu tới hơn 100 tàu sân bay và hàng loạt thủy phi cơ cũng như máy bay ném bom chiến lược chống tàu ngầm.
Hàng không hải quân Đế quốc Nhật Bản
Tương tự Mỹ, Đế quốc Nhật Bản bắt đầu phát triển không quân vào trước Thế chiến I. Hải quân Nhật Bản đã sở hữu tàu sân bay đầu tiên của mình, tàu HÍM Hosho – năm 1922. Sau đó, họ đã tiếp tục chuyển đổi và sản xuất thêm một số tàu sân bay.
Ngoài ra, việc sở hữu chiến đấu cơ A6M “Zero”, loại tiêm kích có thể xuất phát từ cả trên bộ và tàu sân bay đã giúp Đế quốc Nhật thống trị Thái Bình Dương trong sáu tháng liền, khiến hai lực lượng hải quân lớn nhất thời bấy giờ phải rút lui.
Tuy nhiên, sức mạnh của Nhật Bản lại trở thành chính điểm yếu của lực lượng này. Bởi tiêu chuẩn huấn luyện ngày càng cao khiến các phi công đủ điều kiện ngày càng ít. Thêm vào đó, việc 4 tàu sân bay bị phá hủy trong trận Midway đã khiến sức mạnh của lực lượng hải quân này sụt giảm đáng kể.
Không quân Đức Quốc xã
Đầu thập niên 1930, không quân Đức Quốc xã chưa phải là một lực lượng chính thức do các áp đặc giới hạn sức mạnh không quân của Hiệp ước Versailles. Tuy nhiên lực lượng này đã tái phát triển trở lại sau khi có các hỗ trợ từ phương Tây do những lo ngại về Liên Xô thời đó.
Đức Quốc xã khi đó đã thành lập lực lượng Luftwaffe năm 1953. Tuy chỉ tồn tại được một thập kỷ, nhưng lực lượng này đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi bản đồ lãnh thổ Châu Âu.
Chỉ trong vài năm, Đức đã thành lập một trong những lực lượng không quân hiệu quả nhất trong lịch sử. Thay vì tập trung sản xuất máy bay ném bom, Luftwaffe lại trở thành lực lượng hỗ trợ lục quân, và đạt thành công lớn, chiếm lĩnh hầu hết lãnh thổ Châu Âu.
Cuối cùng, các thế lực không quân của phe đồng minh đã có thể bắt kịp, sau đó vượt mặt Đế quốc Đức. Không chỉ có năng lực sản xuất tốt hơn, Mỹ và Anh còn có những máy bay hiện đại hơn và phi công điêu luyện hơn. Cho tới khi Đức đầu hàng, lực lượng Luftwaffe dần như đã không còn tồn tại.
Không quân Hoàng gia Anh
Không quân Hoàng gia Anh được thành lập ngày 1/4/1918, sau đó trở thành lực lượng không quân độc lập về tổ chức đầu tiên trên thế giới, không chịu chỉ đạo từ lục quân và hải quân trong quân ngũ.
Tuy vậy, Không quân Hoàng gia Anh cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn để giành các phần ngân sách đầu tư phát triển để đạt được vị trí của mình.
Khi Thế chiến II nổ ra, Không quân Hoàng gia Anh đã chứng tỏ được sức mạnh lực lượng, góp phần đánh bại các cuộc tấn công trên không từ Đức. Sau đó, họ cũng hỗ trợ các chiến dịch tái chiếm lại các lãnh thổ đã bị Đức Quốc xã đóng quân.
Sau Thế chiến II, Không quân Hoàng gia Anh vẫn là một thế lực có tầm quan trọng toàn cầu, hỗ trợ các chiến dịch quân sự nước này cũng như các nước đồng minh trên toàn thế giới. Dù không còn giữ vị trí chiến lược như trước, các máy bay Anh vẫn tiếp tục góp phần trở thành mạng lưới phòng thủ của Liên minh NATO.