5 lưu ý khi đeo kính áp tròng cận mà bạn nhất định phải nắm vững
Người bị cận thị cần nắm vững các lưu ý khi đeo kính áp tròng cận để bảo vệ mắt cũng như tránh những tác dụng không mong muốn.
Nội dung:
1. Lưu ý khi đeo kính áp tròng cận
1.1. Cần chọn độ chính xác
1.2. Thời gian sử dụng kính áp tròng cận
1.3. Vệ sinh kính áp tròng cận đúng cách
1.4. Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng thường xuyên
2. Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng cận
Đeo kính là phương án phổ biến ở những trường hợp mắc cận thị tại Mỹ, trong đó có đến 35% người bị cận thị chọn đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, khác với kính có gọng, việc đeo kính áp tròng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vệ sinh cũng như chi phí cao hơn. Dưới đây là 5 lưu ý khi đeo kính áp tròng cận mà bạn cần nắm rõ:
1. Lưu ý khi đeo kính áp tròng cận1.1. Cần chọn độ chính xác
Kính áp tròng cận cũng có tác dụng giúp điều chỉnh tật cận thị, thường được dùng nhiều ở những người thường xuyên hoạt động thể chất, vận động nhiều. Đối với kính gọng, giữa tròng kính và mắt có một khoảng cách, còn kính áp tròng sẽ ma sát trực tiếp với giác mạc; do đó việc chọn độ chính xác là điều đầu tiên cần lưu ý khi đeo kính áp tròng cận.
Việc đeo sai độ cận sẽ khiến kính áp tròng cận làm mắt bạn hoạt động mệt mỏi hơn. Về lâu dài, sẽ khiến mắt bị nhức hoặc tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ để có được lời khuyên chính xác nhất.
1.2. Thời gian sử dụng kính áp tròng cận
Lưu ý khi đeo kính áp tròng cận tiếp theo chính là về thời gian sử dụng kính. Nên để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, bạn hãy đảm bảo đeo kính áp tròng cận đúng theo thời gian mà bác sĩ hướng dẫn.
Đối với người mới đeo kính áp tròng cận, nên đeo 3-4 tiếng ở ngày đầu tiên; 4-5 tiếng ở ngay tiếp theo và tăng dần đến 6-8 tiếng. Khi đã quen với việc đeo kính áp tròng cận, người bệnh có thể duy trì 6-8 tiếng mỗi ngày để mắt có được thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
1.3. Vệ sinh kính áp tròng cận đúng cách
Việc vệ sinh kính thường xuyên và đúng cách là điều vô cùng quan trọng trong lưu ý khi đeo kính áp tròng cận. Sau mỗi lần tháo kính ra, bạn cần phải ngâm kính áp tròng vào dung dịch nước ngâm chuyên dụng. Tuyệt đối không dùng nước muối sinh lý để ngâm kính áp tròng, những loại dung dịch không chuyên dụng sẽ làm hại cho kính và mắt của người đeo.
Đối với nước ngâm kính áp tròng chuyên dụng, bạn cần lưu tâm về hạn sử dụng cũng như giữ vệ sinh tuyệt đối. Dung dịch ngâm kính hết hạn hoặc không tiệt trùng không chỉ mất tác dụng mà còn có thể gây thêm mầm bệnh cho mắt.
Nhiều người Hiểu sai về cận thị: Đeo kính nhiều có khiến bạn bị phụ thuộc vào kính cận không?
1.4. Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng thường xuyên
Thuốc nhỏ mắt chuyên dụng khi đeo kính áp tròng cận được bác sĩ kê đơn có tác dụng giúp tạo độ ẩm cho mắt; giúp giác mạc trao đổi oxy dễ dàng hơn. Do đó, một lưu ý khi đeo kính áp tròng cận chính là nên mang nước nhỏ mắt chuyên dụng bên mình và thường xuyên nhỏ mắt trong thời gian đeo kính.
Ngoài ra, nước nhỏ mắt sẽ giúp việc tháo kính áp tròng ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng trầy xước thấu kính.
2. Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng cận
Ngoài những lưu ý khi đeo kính áp tròng cận kể trên, có một số nguyên tắc mà người bệnh cần nắm rõ như sau:
- Không đeo kính áp tròng cận khi đi ngủ;
- Không nên đeo kính áp tròng cận khi đi bơi do nước ở hồ bơi thường chứa nhiều vi khuẩn có hại cho mắt. Việc đeo kính áp tròng cận khi bơi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mắt.
- Không đeo kính áp tròng cận khi bị đau mắt, chẳng hạn như viêm kết mạc. Việc đeo kính áp tròng có thể làm tình trạng nhiễm trùng ở mắt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không dùng chung kính áp tròng cận với người khác. Việc dùng chung kính áp tròng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt. Ngoài ra, bạn sẽ khó kiểm soát được việc vệ sinh kính có được đảm bảo hay không.
- Tuân thủ hạn sử dụng của kính áp tròng cận: Kính áp tròng khi đã hết hạn sử dụng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và gây hại trực tiếp đến mắt.