1. J.K. Rowling (sinh năm 1965): Hiện tại, tác giả của bộ truyện đình đám Harry Potter đã nổi danh trên toàn thế giới với hàng triệu bản sách được bán ra và khối tài sản khổng lồ. Năm 2006, tạp chí Forbes đánh giá bà là phụ nữ giàu thứ hai trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí, chỉ sau Oprah Winfrey. Ảnh: The Star.
Trước khi có Harry Potter, bà mẹ J.K Rowling (tên thật Joanne Rowling) sống trong cảnh túng quẫn, chăm con một mình, bị chồng nghiện rượu bạo hành. Thuở niên thiếu, bà cũng trải qua nhiều thiệt thòi khi mẹ bị bệnh nặng, hai cha con thường xuyên cãi vã. Ảnh: Business Insider.
Ngay cả lúc hoàn thành tập đầu tiên sau 5 năm thai nghén, 12 nhà xuất bản từ chối tác phẩm của J.K. Rowling, cho đến khi giám đốc nhà xuất bản Bloomsburry chấp nhận bản thảo. Tháng 6/1997, 1.000 cuốn Harry Potter và Hòn đá Phù thủy được phát hành, ngay lập tức trở thành hiện tượng văn học mới thu hút không chỉ thiếu nhi mà cả người lớn. J.K. Rowling liên tiếp gặt hái được các giải thưởng như The Nestle Smartie Book Prize, The Book of the year… Bản quyền của Harry Potter và Hòn đá Phù thủy được công ty Scholastic trả 105.000 USD. Ảnh: Business Insider.
2. Stephen King (sinh năm 1947): Nhắc đến nhà văn người Mỹ Stephen King là nhắc tới “nền văn hóa kinh dị” mà ông tạo ra qua các tác phẩm kinh điển của mình. Ông hoàng truyện kinh dị sở hữu hơn 30 tác phẩm với 350 triệu đầu sách được bán ra trên toàn thế giới và được chuyển thể thành phim. Cùng đó là nhiều giải thưởng lớn như National Medal of Art, British Fantasy Society Award… Ảnh: CNN.
Trước khi là nhà văn nổi tiếng, Stephen King trải qua tuổi thơ cơ cực. Người cha rời bỏ gia đình lúc ông mới 2 tuổi. Mẹ của ông là người sùng đạo nên nuôi dạy con cái khá khắt khe. Ám ảnh thơ ấu khiến trong Stephen King là hình ảnh xã hội không hoàn hảo. Sau này, ông miêu tả nó trong tác phẩm đầu tay Carrie (1974) viết về cô bé sống trong sự kìm kẹp của người mẹ và trường học. Ảnh: Latenightsandlattes.
Cuốn sách đầu tay đã mang về cho Stephen King - khi ấy đang sống trong cảnh bần hàn - 2.500 USD. Sau đó, Carrie cũng giúp Stephen King có thêm 400.000 USD tiền bản quyền và thoát khỏi cảnh nghèo khó. Giờ đây, nhắc đến Stephen King và loạt tác phẩm nổi tiếng như The Dark Tower, IT, The Shinning, The Institute… là nhắc đến một biểu tượng, huyền thoại trong thể loại kinh dị. Ảnh: Pinterest.
3. Sandra Cisneros (sinh năm 1954): Nữ nhà văn gốc Mexico sinh ra trong gia đình nghèo có 7 người con tại Chicago. Gia đình thường xuyên phải di chuyển, nữ nhà văn lớn lên với cảm tưởng hoang mang về “quê hương”, “ngôi nhà” và “căn tính của bản thân. Vì vậy, bà sớm trưởng thành và có cái nhìn sắc bén về nữ quyền, thân phận di dân, theo The Richest. Ảnh: Britannica.
Các tác phẩm của Sandra Cisneros là tiếng nói của một phụ nữ da màu trong dòng chảy văn học của nước Mỹ. Tiểu thuyết The House on Mango Street (Ngôi nhà trên phố Mango, 1984) giúp bà giành giải thưởng American Book Award năm 1985. Ảnh: Conquistadora Books Thoughts. Ảnh: Depo.
Viết văn từ những trải nghiệm của chính mình, sách của Sandra Cisneros hấp dẫn giới phê bình và độc giả. Bà ghi danh mình trong hơn 10 giải thưởng văn học lớn nhỏ, bao gồm học bổng MacArthur (MacArthur Fellowship) trị giá 225.000 USD. Ảnh: Conquistadora Books Thoughts.
4. Charles Dickens (1812-1870): Charles Dickens, trước khi trở thành nhà văn, đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ nhỏ, gia đình vỡ nợ, cha chịu cảnh tù đày khiến ông sớm phải làm công nhân đánh xi trong xưởng giày khi mới 10 tuổi. Đây là nguồn cảm hứng để ông viết tiểu thuyết nổi tiếng David Copperfield (xuất bản năm 1850). Ảnh: Wiki.
Sau đó, gia đình được thừa kế gia sản của họ hàng, thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Charles Dickens có cơ hội chuyển sang làm giáo viên, rồi thư ký tại văn phòng luật, phóng viên. Nhờ những nghề nghiệp này, ông sớm tích lũy được vốn sống, sự hiểu biết sâu rộng để viết các tác phẩm gần gũi, bóc trần hiện thực cuộc sống. Ảnh: The Independent.
Charles Dickens bắt đầu sáng tác văn học từ năm 1833. Năm 1837, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay The Pickwick Papers (Cuộc phiêu lưu của ông Pickwick) và sớm thể hiện được tài năng ẩn chứa trong ngòi bút. Tên tuổi của Charles Dickens được nhiều độc giả và giới phê bình khắp nước Anh và châu Âu biết đến. Một số tiểu thuyết của Charles Dickens là Oliver Twist, A Tale of Two Cities, Great Expectations…Nguồn: Cảnh minh họa cho truyện The Pickwick Paper.
Các tác phẩm của đại văn hào đều phản ánh nhiều kinh nghiệm của chính tác giả. Là tiểu thuyết gia vĩ đại của nước Anh, Charles Dickens đại diện cho trào lưu văn học chủ nghĩa hiện thực phê phán. Nhiều tác phẩm ông viết về đề tài thiếu nhi được chuyển thể thành phim với hơn 200 dự án điện ảnh và chương trình truyền hình. Ảnh: Cảnh trong phim Oliver Twist (2005) của đạo diễn Roman Polanski.
5. George Orwell (1903-1950): Nhà văn, phóng viên người Anh George Orwell tên thật là Eric Arthur Blair. Từ nhỏ, ông thông minh, giành học bổng và tốt nghiệp sớm trường dành cho gia đình khá giả. Khi còn đi học, ông luôn say mê sáng tác, tập viết văn gửi tạp chí của trường. Ảnh: Medium.
Năm 1922, vì không đủ tiền vào đại học, George Orwell phục vụ trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Cuộc sống khổ cực và nghèo khó khiến ông phải làm thuê rất nhiều việc, kể cả việc lặt vặt, thậm chí viết truyện tuyên truyền cho cuộc chiến. Ảnh: NPR.
Mùa hè năm 1927, trở về từ Nam Á, George Orwell từ bỏ cuộc đời công chức, dồn sức viết những trang văn. Chính nhờ những điều mắt thấy tai nghe từ chiến tranh, ông sớm nhận ra sự đổ vỡ trong tư tưởng và khắc họa nó trong các tiểu thuyết đầy hiện thực như: Homage to Catalonia (Catalonia - Tình yêu của tôi, 1938), Animal Farm (Trại súc vật, 1945), đặc biệt là 1984 hay Nineteen Eighty-Four (1949), gây ảnh hưởng lớn tới toàn thế giới, được dịch ra hơn 60 thứ tiếng. Ảnh: The Sun.
Nhan Nhan